Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cộng hòa Ả Rập Sahrawi Dân chủ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n tên bài chính, replaced: Mauritania → Mauritanie (8), Morocco → Maroc (10) using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up
Dòng 32:
 
=== Tây Ban Nha thiết lập chế độ bảo hộ ===
Vào năm 1884, Tây Ban Nha được thưởng một vùng đất ven biển là vùng đất [[Tây Sahara]] ngày nay tại [[Hội nghị Berlin]], và bắt đầu thành lập các địa điểm thương mại và đưa quân đội vào.
 
Biên giới của khu vực không được xác định rõ ràng cho đến khi có bản hiệp ước giữa Tây Ban Nha và Pháp vào đầu [[thế kỷ 20]]. [[Sahara thuộc Tây Ban Nha]] khi đó tạo thành từ lãnh thổ [[Río de Oro]] và [[Saguia el-Hamra]] thuộc Tây Ban Nha vào năm 1924. Nó không phải, và cũng có chính quyền riêng biệt, với khu vực được biết đến với tên [[Maroc thuộc Tây Ban Nha]].
Dòng 49:
 
=== Yêu cầu độc lập ===
Tuy nhiên, ngay trước cái chết của độc tài [[người Tây Ban Nha]] [[Francisco Franco]] vào mùa đông năm 1975, Tây Ban Nha phải đương đầu với một chiến dịch đòi lãnh thổ mạnh mẽ của Maroc, và sự mở rộng ít hơn của [[Mauritanie]], nổi lên tột cùng trong Cuộc [[Diễu hành Xanh]].
 
Tây Ban Nha khi đó đã rút quân đội và người định cư của mình ra khỏi lãnh thổ, sau khi đàm phán vào năm 1975, một thỏa thuận tay ba với [[Maroc]] và [[Mauritanie]], từ đó cả hai nước sẽ cùng điều hành khu vực này.
 
Mauritanie sau đó rút lại lời tuyên bố sau khi đánh nhau thất bại với Polisario. Maroc liên hệ đến cuộc chiến với Mặt trận Polisario do [[Algérie]] chống lưng, mặc dù một lệnh ngừng bắn đã được đưa ra vào năm 1991, và lãnh thổ vẫn nằm trong sự tranh chấp.<ref>http://dictionary.bachkhoatrithuc.vn/Default.aspx?param=13CEaWQ9MTg1NjEmZ3JvdXBpZD05JmtpbmQ9JmtleXdvcmQ9&page=43</ref>
Dòng 80:
Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Xarauy hiện đang gặp nhiều khó khăn : Hiện nay Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Xarauy chỉ kiểm soát được 35% lãnh thổ, còn Ma rốc kiểm soát 65%. [[Tháng một|Tháng 1]] năm [[2003]], [[Campuchia]] tuyên bố không công nhận Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Xarauy. Ngày [[26 tháng 10]] năm [[2004]], [[Serbia và Montenegro]] rút sự công nhận Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Xarauy ([[Nam Tư]] cũ đã chính thức công nhận Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Xarauy năm 1984). Ngày [[5 tháng 4]] năm [[2005]], [[Tổng thống]] [[Madagascar]] tuyên bố ngừng việc công nhận Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Xarauy. Ngày [[17 tháng 3]] năm [[2006]], Bộ trưởng Ngoại giao [[Tchad]] tuyên bố: [[Chính phủ]] [[Tchad]] đã quyết định rút công nhận Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Xarauy. Trong khi đó ngày [[15 tháng 9]] năm 2004]], [[Cộng hòa Nam Phi|Nam Phi]] lại công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Xarauy (có thể do trụ sở Nghị viện [[Liên minh châu Phi]]-[[Au|AU]] nằm tại [[Cộng hòa Nam Phi|Nam Phi]] trong khi Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Xarauy vẫn là thành viên của [[Au|AU]]). [[Kenya]] và Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Xarauy (ngày [[25 tháng 6]] năm [[2005]]), [[Zambia]] và Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Xarauy (ngày [[10 tháng 7]] năm [[2005]]) ra thông cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ. Ngày [[19 tháng 10]] năm [[2006]], [[Kenya]] lại ra thông cáo rút sự công nhận Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Xarauy.
 
[[Tháng sáu|Tháng 6]] năm [[2004]], [[James Baker]], đặc phái viên của [[Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc]] về Tây Xa-ha-ra từ chức, ông [[Alvaro de Soto]] thay thế, tuy nhiên vào [[tháng năm|tháng 5]] năm [[2005]], Alvaro được cử chức Đặc phái viên Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc tại [[Trung Đông]] và sau đó vị trí Đặc phái viên Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc về Tây Sahara bị bỏ lửng cho đến cuối [[tháng bảy|tháng 7]] năm [[2005]] thì Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc cử [[Francesco Bastagli]] làm đại biện. Ngày [[1 tháng 10]] năm [[2005]], ông Bastagli, sau khi gặp Ngoại trưởng [[Algérie]], tuyên bố với giới báo chí : Kế hoạch Baker đã được Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc nhất trí thông qua tháng 7 năm 2003 vẫn là tài liệu cơ bản để giải quyết vấn đề Tây Sahara, đồng thời khẳng định: Cuộc xung đột ở [[Tây Sahara]] là vấn đề phi thực dân hoá và nó thuộc về Uỷ ban phi thực dân hoá của [[Liên Hiệp Quốc]] (thực chất Nghị quyết ủng hộ kế hoạch Baker). [[Tháng mười|Tháng 10]] năm [[2005]], đặc phái viên mới của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc là ông [[Peter Van Walsum]] trong chuyến thăm và làm việc tại [[Maroc|Ma rốc]], [[Algérie]] và [[Mauritanie]] đã nêu rõ: Giải pháp cho vấn đề này phải nằm trong chương trình nghị sự của Liên Hiệp Quốc, nó phụ thuộc vào ý chí của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc cũng như sự quan tâm của các nhà lãnh đạo các nước trong việc đóng góp thiện chí tháo gỡ vấn đề này.
 
Ngày [[28 tháng 4]] năm [[2006]], Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết 1675 về Tây Sahara khẳng định lại lập trường về quyền tự quyết của nhân dân Xarauy được bày tỏ ý nguyện thông qua tổng tuyển cử có sự giám sát của lực lượng bảo vệ hoà bình Liên hiệp quốc, đề nghị các bên (Ma rốc và Mặt trận Polisario) và các Nhà nước trong khu vực tiếp tục hợp tác chặt chẽ với LHQ để chấm dứt tình trạng bế tắc hiện nay và hướng tới một giải pháp chính trị bền vững, công bằng, được các bên đồng thuận, kéo dài thời gian hoạt động của Phái đoàn Liên Hiệp Quốc về trưng cầu dân ý tại [[Tây Sahara]] đến ngày [[31 tháng 10]] năm [[2006]].<ref name="dulichhue.com.vn"/>
Dòng 87:
Tư cách pháp lý của lãnh thổ Tây Sahara và câu hỏi về chủ quyền của nó vẫn chưa được giải quyết, Xarauy hiện vẫn là lãnh thổ đang tranh chấp giữa [[Maroc|Ma rốc]] và Mặt trận Polisario. Theo luật pháp quốc tế nó được coi là lãnh thổ dưới quyền của [[Liên Hiệp Quốc|Liên Hợp Quốc]].
 
Các bộ phận của Xarauy dưới quyền kiểm soát của Ma rốc được chia thành một số tỉnh được cai trị và được xem như các bộ phận tách rời của vương quốc Ma rốc.
 
Chính phủ lưu vong của Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Xarauy là một hình thức của hệ thống nghị viện và cộng hòa tổng thống do Mặt trận Polisario lãnh đạo, nhưng theo hiến pháp, điều này sẽ được thay đổi thành một hệ thống chính trị [[hệ thống đa đảng|đa đảng]] khi nào Mặt trận Polisario kiểm soát được toàn bộ lãnh thổ Tây Sahara. Hiện nay, các trại tị nạn Tindouf ở [[Algérie]], dưới quyền điều khiển của Mặt trận Polisario. Mặt trận Polisario cũng kiểm soát một phần của Tây Sahara ở phía đông của Bức tường Ma rốc chia cắt lãnh thổ Tây Sahara, và nó được gọi là các vùng lãnh thổ giải phóng. Khu vực này có dân số rất nhỏ, ước tính khoảng 30.000 người du mục.