Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013''' là bản Hiến pháp của nước [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam]] được [[Quốc hội Việt Nam]] [[Quốc hội khóa XIII|khóa XIII]], kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày vào sáng ngày [[28 tháng 11]] năm [[2013]] với số phiếu thuận áp đảo<ref>http://www.voatiengviet.com/content/hien-phap-vietnam-2013-tiep-tuc-bi-chi-trich/1802496.html</ref>. Đến sáng ngày [[8 tháng 12]] năm [[2013]], [[Chủ tịch nước Việt Nam]] [[Trương Tấn Sang]] đã ký [[Lệnh]] công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp<ref>http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Chu-tich-nuoc-ky-Lenh-cong-bo-Hien-phap/187928.vgp</ref>, ngày [[09 tháng 12]] năm 2013, [[Văn phòng Chủ tịch]] nước công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Hiến pháp và Nghị quyết của Quốc hội quy định một số điểm thi hành Hiến pháp<ref>http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Cong-bo-Lenh-cua-Chu-tich-nuoc-ve-Hien-phap-va-Nghi-quyet-thi-hanh/188012.vgp</ref>. Hiến pháp 2013 tổng cộng có 11 Chương với 120 Điều<ref>http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/quoc-hoi-thong-qua-hien-phap-sua-doi-2916328-p2.html</ref> trong đó nhấn mạnh tới vai trò lãnh đạo của [[Đảng Cộng sản Việt Nam]].
 
Trong số 488 đại biểu có mặt ở hội trường trong thời khắc thông qua, có 2 đại biểu đã không bấm nút thông qua. Ông [[Dương Trung Quốc]] là một trong hai người đó<ref>http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/ong-duong-trung-quoc-toi-la-mot-trong-2-nguoi-khong-bam-nut-thong-qua-hien-phap-201311300126241172ca33.chn</ref>. Có 12 điều mới được đưa vào Hiến pháp mới, đó là: các điều về [[nhân quyền]] (Điều 19, 34, 41-43), ngân sách nhà nước (điều 55), Chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử, Kiểm toán Nhà nước<ref>http://cafef.vn/thoi-su/12-dieu-moi-duoc-dua-vao-hien-phap-2013112811411347010ca112.chn</ref>.
==Nhận định==
 
Tổ chức [[Human Rights Watch]] chỉ trích kịch liệt bản Hiến pháp này và cho rằng bản hiến pháp sửa đổi của Việt Nam đã không đáp ứng mong muốn thay đổi và cải cách của người dân và về cơ bản Việt Nam vẫn là một nhà nước độc đảng và bản hiến pháp cho phép giới hữu trách giới hạn các quyền cơ bản bằng những ngôn từ mơ hồ bất kỳ khi nào họ muốn<ref>http://www.voatiengviet.com/content/hien-phap-vietnam-2013-tiep-tuc-bi-chi-trich/1802496.html</ref>. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý đặc biệt quan trọng, là luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước, phản ánh ý chí, lợi ích toàn dân tộc, định hướng chiến lược cho sự phát triển đất nước trong thời kỳ mới<ref>http://baodientu.chinhphu.vn/Hoat-dong-cua-lanh-dao-Dang-Nha-nuoc/Chu-tich-Quoc-hoi-ky-chung-thuc-Hien-phap/187351.vgp</ref>.