Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Elbrus”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: , → , using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Lịch sử: clean up
Dòng 32:
== Lịch sử ==
 
Người cổ đại biết đến ngọn núi này với tên gọi '''Strobilus''', một từ trong [[latinh|tiếng Latinh]] để chỉ quả nón của thông, có nguồn gốc từ [[tiếng Hy Lạp]] ''strobilos'', có nghĩa là vật thể xoắn, một thuật ngữ thực vật đã có từ lâu để miêu tả hình dạng của đỉnh núi lửa. Truyền thuyết kể lại rằng thần [[Zeus]] đã xiềng xích thần [[Prometheus]] (vị thần khổng lồ đã trộm lửa từ trên trời để cho người cổ đại) tại đây, một chỉ dẫn rõ ràng cho các hoạt động núi lửa trong quá khứ. Đỉnh thấp hơn đã được [[Douglas Freshfield]], [[A. W. Moore]] và [[C. C. Tucker]] trèo lên lần đầu tiên năm [[1868]], còn đỉnh cao hơn (khoảng 40 m) đã được một nhóm các nhà thám hiểm người Anh do [[F. Crauford Grove]] dẫn đầu chinh phục vào năm [[1874]]. Trong những năm đầu tiên của chế độ Xô viết, [[nghề leo núi]] đã trở thành một môn thể thao phổ biến trong quần chúng, và ở đây đã có nhiều hành trình để lên núi. Vào mùa đông năm [[1936]], một nhóm lớn các thành viên [[Komsomol]] thiếu kinh nghiệm đã cố gắng trèo lên đỉnh núi và kết thúc bằng nhiều thương vong khi họ bị trượt khỏi lớp băng và rơi xuống. Những người [[Đức]] đã chiếm đóng ngọn núi này trong một thời gian ngắn trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Đại chiến thế giới lần thứ 2]] với khoảng 10.000 binh sĩ là những người giỏi leo núi. Một câu chuyện chưa kiểm chứng được kể lại rằng một phi công Xô viết đã được hứa thưởng huy chương cho việc ném bom nơi ở chính trên núi, khách sạn Priyut 11, nằm ở độ cao 4.100 m, khi nó bị chiếm đóng. Sau này người phi công đã được đề cử nhận huy chương nhưng không phải vì ném bom khách sạn này, mà là cho việc cung cấp nhiên liệu, và đã để khách sạn này còn nguyên vẹn cho các thế hệ sau {{fact|date=6-01-2013}}. Tuy nhiên, nó đã bị cháy vào cuối [[thể kỷ 20]] và hiện nay người ta đang xây dựng lại khách sạn này.
 
Liên Xô đã khuyến khích việc leo núi Elbrus, và vào năm [[1956]] đã có 400 nhà leo núi đã cùng leo lên đỉnh để đánh dấu sự kiện 400 năm ngày sáp nhập [[Kabardino-Balkaria]] vào Nga.
 
Từ năm 1959 cho tới năm 1976, một hệ thống xe chạy trên dây cáp đã được xây dựng thành nhiều tầng để có thể thể đưa những người đến thăm lên tới độ cao 3.750 m. Có nhiều hành trình để leo núi, nhưng hành trình thông thường nhất mà không có các kẽ nứt trên băng là hành trình gần như thẳng đứng từ sườn dốc của núi nơi kết thúc hệ thống cáp. Trong mùa hè, không phải là điều bất thường nếu như có tới khoảng 100 người có ý định leo lên đỉnh núi theo hành trình này mỗi ngày. Việc leo núi này không khó về mặt kỹ thuật nhưng khó khăn về mặt thể lực do độ cao và thường xuyên có gió mạnh. Số lượng tử vong vì leo núi này trung bình mỗi năm khoảng 15-30 ca, chủ yếu là do các cố gắng ''thiếu tổ chức và trang bị kém'' [http://www.summitpost.org/trip-report/170539/interview-with-boris-tilov-the-chef-of-the-rescue-service-of-elbrus-region.html].
 
Năm 1997, một chiếc xe Land Rover Defender đã lên tới đỉnh núi này và được ghi vào trong Sách kỷ lục Guinness.