Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lập xuân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up
Dòng 4:
Vì lịch của người Trung Quốc, cũng như Việt Nam cổ đại, bị nhiều người lầm tưởng là [[âm lịch]] thuần túy nên rất nhiều người cho rằng nó được tính theo chu kỳ của [[Mặt Trăng]] quay xung quanh [[Trái Đất]]. Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là một loại [[âm dương lịch]] nên nếu giải thích theo thuật ngữ của lịch hiện đại ngày nay ([[lịch Gregory]]) thì nó được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên [[quỹ đạo]] của mình xung quanh [[Mặt Trời]]. Nếu tính [[điểm xuân phân]] là gốc ([[kinh độ Mặt Trời]] bằng 0°) thì vị trí của điểm lập xuân là kinh độ Mặt Trời bằng 315°. Do vậy ngày bắt đầu tiết Lập xuân được tính theo [[dương lịch]] hiện đại và nó thông thường rơi vào ngày '''[[4 tháng 2|4]]''' hoặc '''[[5 tháng 2]]''' dương lịch tùy theo từng năm.
 
Theo quy ước, tiết lập xuân là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 2 khi kết thúc tiết [[đại hàn]] và kết thúc vào khoảng ngày 18 hay 19 tháng 2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết [[vũ thủy]] bắt đầu.
 
Ngày lập xuân được coi là ngày bắt đầu [[mùa xuân]] ở Việt Nam, Trung Quốc và một số nước khác gần khu vực [[xích đạo]] ở [[Bắc bán cầu]] [[Trái Đất]]. Đối với các nước ở cao hơn về phía bắc thì ngày bắt đầu của mùa xuân là ngày diễn ra điểm [[xuân phân]] tính theo [[lịch Gregory]]. Thời điểm này ở [[Nam bán cầu]] Trái Đất là đầu [[mùa thu]].