Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngô Gia Khảm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n using AWB
Drtam99 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Ngô Gia Khảm''' ([[1912]] - [[1990]]) là người đoạt danh hiệu [[Anh hùng Lao động]] năm [[1952]]. Ông là người [[người Việt|dân tộc Kinh]]. Quê quán; xã [[Tam Sơn]], thị xã [[Từ Sơn]], tỉnh [[Bắc Ninh]]<ref name="k1">[http://www.bachkhoatoanthu.gov.vn/docstore.aspx?param=A220aWQ9MDAwNDA2MjQ= Ngô Gia Khảm]</ref>. Nguyên Trưởng ban Ban Thanh tra [[Bộ Giao thông Vận tải (Việt Nam)|Bộ Giao thông Vận tải]], Giám đốc Nhà máy Toa Xe lửa [[Gia Lâm]].
 
==Tiểu sử==
Dòng 8:
* Năm [[1944]], Ông là một trong những người đầu tiên xây dựng và là Quản đốc Xưởng Quân giới ở [[việt Bắc|chiến khu Việt Bắc]]. Trong Kháng chiến chống Pháp, xây dựng Xưởng Hoá chất đầu tiên ở Việt Bắc, chế tạo thuốc nổ làm mìn, lựu đạn, đạn. Ông có ba lần bị thương khi sản xuất.<ref name="k1"/>.
* Từ năm [[1945]] đến năm [[1954]], Ông đã đào tạo được nhiều công nhân quân giới và sản xuất nhiều thuốc nổ phục vụ nhiệm vụ kháng chiến.
* Năm [[1954]], Sau khi hòa bình lập lại, Ông làm Giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy Nhà máy Toa Xe lửa [[Gia Lâm]] trực thuộc [[Tổng Cục Đường sắt]].
* Năm [[1968]], Ông giữ chức Cục trưởng Cục Đầu máy xe lửa Tổng Cục Đường sắt.
* Năm [[1973]], Ông giữ chức Trưởng ban Ban Thanh tra [[Bộ Giao thông Vận tải (Việt Nam)|Bộ Giao thông Vận tải]].
Dòng 16:
Năm 16 tuổi, Ngô Gia Khảm xin vào học việc ở nhà máy Gia Lâm và trở thành một công nhân thợ nguội, và chứng kiến cảnh công nhân bị áp bức bóc lột tàn nhẫn, dần dần ông được giác ngộ cách mạng và tham gia phong trào đấu tranh đòi tự do và cơm áo. Năm 1938 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và tích cực tham gia trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.
 
Năm 1941, sau một cuộc tranh đấu lớn ở nhà máy Gia Lâm, ông cùng nhiều đồng chí khác bị giặc bắt cầm tù và đầy đi ở Sơn La. Năm 1944, giữa lúc cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân ta đang diễn ra hết sức quyết liệt, ông được Tổng bộ Việt Minh giao cho việc sản xuất vũ khí cung cấp cho Giải phóng quân Việt Nam mới thành lập. Sau khi [[Cách mạng tháng Tám]] thành công, Chính phủ và đoàn thể giao cho ông thành lập xưởng hóa chất đầu tiên ở Việt Bắc để nhồi đạn và các thứ vũ khí khác. Trước những nhiệm vụ cao cả, ông luôn tự nhủ và đã dồn hết sức lực của mình phục vụ kháng chiến vì lý tưởng của Đảng, vì cuộc sống của nhân dân.
 
Tại “Đại hội Toàn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu” được tổ chức tại [[Việt Bắc]] từ ngày 30.4 đến ngày 06.5.1952, ông đã tự thuật thành tích của mình trong việc thực hiện những nhiệm vụ được giao. Bài tự thuật thành tích <ref>http://banthiduakhenthuongtw.gov.vn/tabid/74/Entry/486/Default.aspx</ref> của ông đã được đoàn thư ký Đại hội đánh máy đầy đủ, chi tiết trong tập “Biên bản” của Đại hội và hiện đang được lưu giữ, bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, phông Bộ Lao động, hồ sơ 432. Đây là một tài liệu quý, hiếm không chỉ ghi chép toàn bộ diễn biến của Đại hội mà còn là những ký ức, kỷ niệm không thể nào quên của các cá nhân chiến sĩ thi đua và đại biểu tham dự Đại hội.
 
Nhớ về nhiệm vụ sản xuất vũ khí cung cấp cho bộ đội, khi bắt tay thực hiện trong điều kiện hết sức khó khăn, nguyên vật liệu, máy móc thiếu, kinh nghiệm chưa có, ông kể “Lúc đầu, chúng tôi lúng túng quá không biết làm lựu đạn thế nào cả, khi thì dự định làm cách này, khi dự định làm cách khác, thử đi, thử lại vẫn không có kết quả. Chúng tôi lấy thùng dầu để làm lò đúc. Thuốc nổ thì giã bằng chày cối như giã cua. Máy móc chỉ có một cái máy tiện cũ kỹ và chiếc bệ làm bằng thân cây, phì phà phì phò cả ngày. Chúng tôi mày mò mãi, sau mới lượm được một quả lựu đạn của Nhật, tháo ra lắp vào, xem cách làm như thế nào, sau đó mới chế ra được một số lựu đạn hình quả tim có chữ “VM” (Việt Minh). Quả lưu đạn đầu tiên chúng tôi sản xuất ra, dùng trong một trận phục kích tại chiến khu Hoàng Hoa Thám đã giết được 11 tên phát xít Nhật. Được tin này, anh em chúng tôi ở trong xưởng sướng quá, ôm lấy nhau phấn khởi và cảm động đến nỗi rơi nước mắt”.
 
Khi tiến hành lập xưởng hóa chất, “Tôi đã cố gắng tìm tòi pha hết chất này đến chất khác như một ông lang. Ít lâu, sau nhờ sự cộng tác, nghiên cứu của một số anh em, tôi đã tìm ra cách pha thuốc mồi nổ để làm hạt nổ đầu tiên. Sau đó tôi lại có sáng kiến chế ra máy dập mồi nổ đạn “DM” làm cho năng suất tăng từ 600 cái mỗi ngày lên đến 11000 rồi 14000 cái mỗi ngày. Tiếp đó tôi lại chế ra được máy cắt (thuốc quân bài) làm cho mức sản xuất tăng từ 5 lạng mỗi ngày lên đến 16 cân mỗi ngày. Nhờ vậy xưởng tôi đã cung cấp được một số đạn cho mặt trận Nam Bộ và [[Hải Phòng”Phòng]]”.
 
Ngoài ra, ông còn nghiên cứu và pha chế các chất thuốc để làm mồi lửa, sản xuất vũ khí, đạn dược cung cấp cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Trong quá trình lao động, ông đã 3 lần bị tai nạn, 3 lần bị trọng thương, lần nặng nhất là “Một hôm, trong khi anh em đi ngủ, tôi đi xem lại chỗ sấy thuốc, than không có phải dùng củi, khi đến chỗ sấy, tôi thấy củi nổ lép bép, nhiều tàn lửa bay lên, tôi chạy vội vào định giơ hai tay để dập, nhưng khi vào đến nơi thì thùng thuốc bị nổ, tôi bị cháy sém hết mặt mũi chân tay. Anh em xô vào cứu tôi ra. Lần này tôi tưởng không thể sống được nữa, nhưng nhờ sự săn sóc chu đáo của anh em trong xưởng, 7 tháng sau tôi mới khỏi, tay bị cơ quắp, mặt mũi cháy sém như ngày nay. Có anh em thấy tôi tàn tật mà vẫn băn khoăn về công tác thì nói: anh đã vì phục vụ mà bị tàn tật thế này anh cứ yên tâm mà ở nhà nghỉ, anh không cần phải làm gì nữa. Đoàn thể, Chính phủ sẽ nuôi anh. Nhưng tôi chỉ lo nếu tàn tật không thể làm gì được nữa để phục vụ Đảng, phục vụ Nhân dân thì khổ sở quá. Tôi tự nghĩ, dù bị tàn tật nhưng vẫn còn sức phục vụ kháng chiến. Vì vậy, vào cuối năm 1947, giặc Pháp tấn công lên Việt Bắc, tôi tuy chưa khỏi hẳn, nhưng lại đề nghị với cục Quân giới cho ra nhận công tác”.
Dòng 37:
* [[Huân chương Hồ Chí Minh]] và nhiều Huân, Huy chương khác.
 
Đồng chí Ngô Gia Khảm được tặng thưởng 1 [[Huân chương Lao động]] hạng nhì, 1 [[Huân chương Kháng chiến]] hạng nhì, là [[Chiến sĩ thi đua]] của Liên khu Việt Bắc năm 1950, chiến sĩ thi đua toàn quân (1951), chiến sĩ thi đua số 1 của ngành công nghiệp. Trong đại hội liên hoan Anh hùng Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất (5-1952), đồng chí được Chính phủ và Bác Hồ tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng nhất. Ngày 19 tháng 5 năm 1952, Ngô Gia Khảm được Nhà nước tặng danh hiệu [[Anh hùng lao động]].<ref>http://thanglonghanoi.gov.vn/channel/82/2010/06/6116/#apMbV4NGU16s</ref>
 
Với ý chí cách mạng bền bỉ và biến thành hành động, có thể nói ông là tấm gương sáng để lớp lớp thế hệ người Việt Nam noi theo. Nói về thành tích thi đua của ông, Chủ tịch [[Hồ Chí Minh]] đã nhận xét, khen ngợi: “Chúng ta vừa nghe chú Ngô Gia Khảm kể chuyện đúc lựu đạn, chắc là mọi người đều biết bộ đội giải phóng quân Việt Nam lúc bắt đầu tổ chức chỉ có 12 người. Viên lựu đạn đầu tiên của bộ đội ta, do Ngô Gia Khảm đúc. Có thể nói Ngô Gia Khảm đã xây dựng cái binh công xưởng đầu tiên của quân đội quốc gia Việt Nam”.
 
==Chú thích==