Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Văn Tám”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Saruman (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 26:
 
Sự kiện trận đánh ngày 17 tháng 10 năm 1945 với “cây đuốc sống Lê Văn Tám” còn được nêu cụ thể hơn trong tập II bộ sách ''Mùa thu rồi ngày hăm ba'' của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 1996, ở trang 67: ''“Đêm ngày 17 tháng 10 năm 1945, đội viên cảm tử Lê Văn Tám dũng cảm đốt kho đạn Thị Nghè (người tổ chức cho Lê Văn Tám thực hiện chiến công này là anh Lê Văn Châu đã hy sinh năm 1946 tại Ngã ba Cây Thị). Kho đạn bị phá hủy hoàn toàn".''<ref>[http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2008/10/168642/ Nhân ngày 17 tháng 10], Sài Gòn Giải Phóng.</ref>
 
Báo Quyết chiến số ngày thứ sáu, 19 tháng 10 năm 1945 đưa tin: ''“Một gương hi sinh vô cùng dũng cảm. Một chiến sĩ ta tẩm dầu vào mình tự làm mồi lửa đã đốt được kho dầu Simon Piétri, lửa cháy luôn hai đêm hai ngày. Đài Sài Gòn trong buổi truyền thanh tối 17 tháng 10 công nhận rằng kho dầu này đã hoàn toàn bị thiêu ra tro, sự thiệt hại đến mấy chục triệu đồng”''<ref>Báo Quyết chiến số ngày thứ sáu, 19 tháng 10 năm 1945</ref>.
 
Báo Cờ giải phóng ngày 5 tháng 11 năm 1945, trong mục Mặc niệm viết: ''“Trước kho đạn Thị Nghè có rất đông lính Anh, Ấn, Pháp gác nghiêm ngặt, khó bề đến gần phóng hỏa. Một em thiếu sinh 16 tuổi, nhất định không nói tên họ, làng, tình nguyện ra lấy thân mình làm mồi dẫn hỏa. Em quấn vải quanh mình, tẩm dầu xăng, sau lưng đeo một cái mồi, đứng im đốt mồi lửa, miệng tung hô “Việt Nam vạn tuế”, chân chạy đâm sầm vào kho đạn. Lính Anh đứng trong bắn ra như mưa. Một lần trúng đạn, em ngã nhào xuống, nhưng rồi ngồi dậy chạy luồn vào. Lính Anh khiếp đảm bỏ chạy ra ngoài. Một tiếng nổ. Em thiếu sinh tiêu tán cùng với kho đạn Thị Nghè của giặc”''.{{link chết}}
 
Tóm lại, theo những tài liệu trên thì nhân vật Lê Văn Tám là có thật, chỉ có sự sai khác ở hoàn cảnh và thời gian hy sinh, những ý kiến cho rằng Lê Văn Tám không có thật chủ yếu là do sự nhầm lẫn về 2 yếu tố này. Lê Văn Tám không đốt kho xăng mà đốt kho đạn (cả 2 đều ở Thị Nghè), trận đốt kho đạn diễn ra vào 17 tháng 10 năm 1945 chứ không phải vào tháng 1 năm 1946 (vốn là ngày của vụ đốt kho xăng sau đó). Tám cũng không tự tẩm dầu rồi mới lao vào kho (chi tiết bị cho là phi lý) mà thực tế bị bắt lửa do dính xăng sau khi đã đột nhập vào để đốt kho.
 
==Chú thích==