Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tây Nguyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Escarbot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: bg:Тай Нгуйен
Dòng 56:
 
== Kinh tế xã hội và môi trường==
So với các vùng khác trong cả nước, điều kiện kinh tế - xã hội của Tây Nguyên có nhiều khó khăn, như là thiếu lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kém phát triển, sự chung đụng của nhiều sắc dân trong một vùng đất nhỏ và với mức sống còn thấp. Tuy nhiên, Tây Nguyên có lợi điểm về tài nguyên thiên nhiên. Tây Nguyên có đến 2 triệu [[hecta]] đất bazan màu mỡ, tức chiếm đến 60% đất [[bazan]] cả nước, rất phù hợp với những cây công nghiệp như [[cà phê]], [[ca cao]], [[hồ tiêu]], [[dâu tằm]], [[trà]]. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Diện tích cà phê ở Tây Nguyên hiện nay là hơn 290 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước.
[[Hình:Hoacaphecukuindl.jpg|200px|nhỏ|phải|Mùa hoa cà phê ở Tây Nguyên]]
 
Đắc[[Đắk LắcLắk]] là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (170 nghìn ha) và [[cà phê Buôn Ma Thuột]] nổi tiếng có chất lượng cao. Tây Nguyên cũng là vùng trồng [[cao su]] lớn thứ hai sau [[Đông Nam Bộ]], chủ yếu tại những vùng tránh được gió mạnh ở tỉnh [[Gia Lai]]tỉnhĐắk Đắc LắcLắk. Tây Nguyên còn là vùng trồng [[dâu tằm]], nuôi tằm tập trung lớn nhất nước ta, nhiều nhất là ở [[Bảo Lộc]] [[Lâm Đồng]]. Ở đây có liên hiệp các xí nghiệp ươm tơ xuất khẩu lớn nhất Việt Nam.
 
Việc phân bổ đất đai và tài nguyên không đồng đều cũng gây ra nhiều tranh chấp. Trước đây, chính quyền có chủ trương khai thác Tây Nguyên bằng hệ thống các nông lâm trường [[quốc doanh]] (thời kỳ trước năm 1993 là các Liên hiệp xí nghiệp nông lâm công nghiệp lớn, đến sau năm 1993 chuyển thành các nông, lâm trường thuộc trung ương hoặc thuộc tỉnh). Các tổ chức kinh tế này trong thực tế bao chiếm gần hết đất đai Tây Nguyên. Ở ĐakĐắk LakLắak, đến năm 1985, ba xí nghiệp Liên hiệp nông lâm công nghiệp quản lý 1.058.000 hecta tức một nửa địa bàn toàn tỉnh, cộng với 1.600.000 hecta cao su quốc doanh, tính chung quốc doanh quản lý 90% đất đai toàn tỉnh. Ở Gia Lai-KontumKon Tum con số đó là 60%. Tính chung, đến năm 1985, quốc doanh đã quản lý 70% diện tích toàn Tây Nguyên. Sau năm 1993, đã có sự chuyển đổi cơ chế quản lý, nhưng con số này cũng chỉ giảm đi được 26% <ref>[http://zdfree.free.fr/diendan/articles/u149nngoc.html Về hai vấn đề văn hóa quan trọng trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên], 2005.</ref>.
[[Hình:The central highlands in daklak Vietnam1.jpg.JPG|200px|nhỏ|phải|Đàn trâu và bò sử dụng cày kéo trên những đồi núi cao]]
 
Tài nguyên rừng và diện tích đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên đang đứng trước nguy cơ ngày càng suy giảm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau, như là một phần nhỏ diện tích rừng sâu chưa có chủ và dân di cư mới đến lập nghiệp xâm lấn rừng để ở và sản xuất (đất nông nghiệp toàn vùng tăng rất nhanh) cũng như nạn phá rừng, khai thác lâm sản trái phép chưa kiểm soát được. Đã có nhiều trường hợp lâm tặc tấn công lực lượng bảo vệ rừng, hoặc người có trách nhiệm bảo vệ rừng đặc dụng lại cấu kết với bọn khai thác gỗ quý. Do sự suy giảm tài nguyên rừng nên sản lượng khai thác gỗ giảm không ngừng, từ 600 – 700 nghìn m3 vào cuối thập kỉ 80 - đầu thập kỉ 90, nay chỉ còn khoảng 200 – 300 nghìn m3/năm <ref name = tainguyen>[http://onthi.com/?a=OT&ot=LT&hdn_lt_id=865 Những vấn đề phát triển KT-XH trong vùng Tây Nguyên]</ref>. Hiện nay, chính quyền địa phương đang có thử nghiệm giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định và giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng <ref name = rung_qdnd />.
 
Nhờ địa thế cao nguyên và nhiều thác nước, nên tài nguyên [[thủy năng]] của vùng lớn và được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn. Trước đây đã xây dựng các nhà máy thủy điện [[Đa Nhim]] (160.000 kW) trên [[sông Đa Nhim]] (thượng nguồn [[sông Đồng Nai]]), ĐrâyĐray HơlinhH'inh (12.000 kW) trên sông Xrêpôk[[Serepôk]. Mới đây, công trình thủy điện Yaly[[Ya ly]] (700.000 kW) đưa điện lên lưới từ năm 2000 và đang có dự kiến xây dựng các công trình thủy điện khác như Bon Ron - Đại Ninh, Plây Krông. Tây Nguyên không giàu tài nguyên khoáng sản, chỉ có [[bôxit]] với trữ lượng hàng tỉ tấn là đáng kể <ref name = tainguyen /> .
 
==Các tỉnh==