Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ủy ban Quân sự Cách mạng Petrograd”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Releya (thảo luận | đóng góp)
Releya (thảo luận | đóng góp)
Dòng 18:
Vào ngày 28 tháng 11 (11 tháng 12 dương lịch), chính phủ Bolsevik chính thức hiến pháp hoá khái niệm “kẻ thù của nhân dân”. Trong một sắc lệnh viết ra được Lenin ký đã nêu rõ:” ''Những kẻ lãnh đạo của đảng dân chủ lập hiến, một đảng gồm đầy rẫy những kẻ thù của nhân dân, bị chính thức đặt ra ngoài vòng pháp luật, và phải bị bắt ngay lập tức đem ra xử trước toà án cách mạng''” <ref>Ibid trang 67.</ref>. Những toà án kiểu như vậy lúc này đã được lập lên theo “ Sắc lệnh số một về các toà án”, trong đó tuyên bố huỷ bỏ mọi điều luật “''đi ngược với chính phủ công nông, hoặc đi ngược với chương trình chính trị của Dân Chủ Xã Hội và đảng Cách mạng xã hội''”. Trong khi chờ đợi một bộ luật hình sự mới được xây dựng, những quan toà có quyền sử dụng luật lỏng lẻo và co dãn với biên độ rộng theo kiểu “thực hiện theo luật pháp và mệnh lệnh của cách mạng”, một cụm từ rất không rõ ràng có thể dễ dàng dẫn đến lạm dụng quyền lực nơi pháp đình. Hệ thống toà án cũ bị loại bỏ và thay thế bằng những “toà án nhân dân” và “toà án cách mạng” để xử lý những tội phạm và những ‘phần tử xấu” vì những tội như: ”chống lại chính quyền vô sản”, “Phá hoại”, “gián điệp”, “lợi dụng chức quyền” và các “tội phạm phản cách mạng khác”. Dimitri Kursky, uỷ viên nhân dân về tư pháp (tương đương bộ trưởng bộ tư pháp –ND) đã thừa nhận, những toà án cách mạng này không phải là những toà án theo nghĩa toà án “của giai cấp tư sản”, mà là những toà án của nền chuyên chính vô sản, ở đó người ta chỉ chăm chăm vào định tội chứ không có phán xử <ref>D.I. Kurskii, Izbannye stat’i rechi (Tuyển tập các bài viết và phát biểu của D.I. Kurskii) (Maxcova Gos. izd-vo iurid. lit-ry, 1958), trang 67.</ref>. Một trong những kiểu toà án cách mạng lúc đó là “toà án báo chí cách mạng” với nhiệm vụ phán quyết các tội trạng của các nhà xuất bản và báo chí và có nhiệm vụ tịch thu bất cứ ấn bản phẩm nào “Nhồi nhét, gây chia rẽ mất đoàn kết nhân dân bằng bằng cách đưa những tin sai lạc” <ref>E.A. Finn,”Antisovetskaya pechat’ na skam’e podsudimykh” (Báo chí chống soviêt trước vành móng ngựa), Sovetskoe gosudarstvo i pravo, no. 2 (1967), trang 71-72.</ref>.
 
Trong khi những tin tức, thông cáo và các khái niệm mới (như “những kẻ tình nghi”, “kẻ thù của nhân dân”) ra đời và xuất hiện ngày càng nhiều trên báo chí, thì PRMC đang trải qua một qua trình tái cấu trúc về mặt tổ chức. Ở thành phố, lượng lương thực - thực phẩm xuống thấp đến mức độ, khẩu phần cho mỗi người trưởng thành xuống chỉ còn không đầy 2,5 lạng bánh mỹ một ngày, vấn đề tìm nguồn cung cấp lương thực trở nên vấn đề cấp thiết nhất.
 
Vào ngày 4 tháng 11 (ngày 17 dương lịch), uỷUỷ ban lươngLương thực quốcQuốc giangia được thành lập. Thông cáo đầu tiên của nó nhằm vào những người giàu: ” Tầng lớp những kẻ giàu có đang hưởng lợi từ những khổ đau của người khác”, đồng thời tuyên bố:”đã đến lúc phải tịch thu hết những của cải dư thừa của bọn nhà giàu, thậm chí toàn bộ của cải của bọn chúng”. Vào ngày 11 (24 dương lịch) tháng 11, Uỷ ban lương thực quốc gia quyết định gửi những đội trưng thu bao gồm trong đó binh lính, thuỷ thủ, công nhân, và các hồng vệ binh đến các tỉnh, nơi ngũ cốc được sản xuất để “cung ứng cho nhu cầu ở Petrograd và ngoài tiền tuyến” <ref>S.A. Pavlyuchenkov, Krestyanskii Brest (Maxcova: Russkoe knigoizd. tov., 1996), trang 25-26.</ref>. Biện pháp này được đưa ra bởi PRMC, dẫn đến việc tịch thu lương thực của nông dân thực hiện bởi các đội trưng thu của ‘đội quân lương thực” do PRMC và uỷ ban lương thực quốc gia gửi về các vùng nông thôn liên tiếp trong 3 năm sau đó. Chính việc đó là nguyên nhân chính gây ra sự mâu thuẫn sâu sắc giữa những người nông dân và chính thể Bolsevik, dẫn tới biết bao bạo lực và khủng bố đẫm máu.
 
Uỷ ban điều tra quân sự được thành lập vào ngày 10 (21) tháng 11, với nhiệm vụ bắt giữ những sĩ quan ‘phản cách mạng’ (thường là từ những lời tố cáo của các binh sĩ của họ), các đảng viên của các đảng phái ‘tư sản’, và các phần tử ‘phá hoại’. Chỉ sau một thời gian ngắn, uỷ ban này đã phải đối mặt với một loạt các vấn đề. Vấn đề thiếu hụt lương thực nghiêm trọng ở các thành phố làm tăng lượng các đội hồng vệ binh, các nhóm có vũ trang tăng cường việc trưng dụng, tịch thu, và cướp bóc dưới danh nghĩa của cuộc cách mạng hay bằng mệnh lệnh được chuẩn y một cách không rõ ràng bởi một số uỷ viên của chính phủ. Hàng ngày có hàng trăm kẻ như vậy bị đưa ra trước uỷ ban điều tra quân sự với các tội danh như “cuớp của”, “tung tin đồn nhảm”, “đầu cơ tích trữ nhu yếu phẩm”, “say rượu”, và “thuộc về các giai cấp thù nghịch”.<ref>Leggett, The Cheka, trang 7.</ref>