Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ủy ban Quân sự Cách mạng Petrograd”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Releya (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Releya (thảo luận | đóng góp)
Dòng 5:
Cơ cấu của nó gồm có khoảng 60 viên chức chỉ huy cao cấp, trong đó 48 người là những người Bolshevik, một số thuộc nhóm cực tả của phái cách mạng xã hội, còn lại là những người theo phái vô chính phủ. Trên nguyên tắc PRMC hoạt động dưới quyền lãnh đạo của Aleksandr Lazimir, một người thuộc phái cách mạng xã hội. Ngoài ra có bốn người phó làm việc phụ tá cho Lazimir trong đó có Aleksandr Antonov – Ovseenko và Dzezhinsky. Cách thức truyển tải các mệnh lệnh từ PRMC cũng cực kỳ nhanh chóng và hiệu quả. Nó được thực hiện thông qua mạng lưới trung gian gồm khoảng gần một ngàn uỷ viên. Những uỷ viên này hoạt động trong mọi lĩnh vực của cuộc sống – như trong các đơn vị quân đội, các soviet, các tổ chức cộng đồng, và các đơn vị quản lý chính quyền. Những người này chỉ phải chịu trách nhiệm trước PRMC, do đó họ thường ra những quyết định độc lập với trung ương Đảng Bolshevik.
 
Chỉ trong 53 ngày tồn tại, hơn 6000 mệnh lệnh khác nhau được phát ra từ PRMC. Thông thường những mệnh lệnh này được ghi một cách nghuệchnguệch ngoạc trên những mảnh giấy nhàu cũ và trên đó thường có khoảng 20 chữ ký của những người khác nhau bao gồm chủ tịch và thư ký của PRMC.
 
Bắt đầu từ ngày 28 tháng 10 (8 tháng 11 dương lịch) <ref>Cho đến tận ngày 1 tháng 2 năm 1918 Nga vẫn sử dụng lịch Julieng, 13 ngày chậm hơn so với dương lịch. Vì vậy nếu ở Nga là ngày 25 tháng 10 thì ở các nước khác ở châu Âu là 7 tháng 11 năm 1917.</ref> , khi những người Bolshevik bắt đầu tiến hành thành lập chính phủ lâm thời thì một số những uỷ viên của PRMC đã quyết định “để nâng cao sức mạnh của nền chuyên chính vô sản” các biện pháp sau đây cần được thực hiện ngay lập tức: đóng cửa các nhà xuất bản tư nhân, đóng của tất cả các báo chính ở thủ đô (lúc này nằm trong tay tầng lớp tư sản và xã hội trung dung), giành quyền diều khiển các đài phát thanh, trạm điện tín, lên kế hoạch tịch thư các căn hộ và xe hơi tư nhân. Việc đóng cửa báo chí được luật hoá bởi chính phủ lâm thời chỉ vài ngày sau đó bằng một sắc lệnh, và chỉ một tuần sau, sau những cuộc tranh cãi gay gắt, quyết định trên được thông qua và chuẩn y bởi Hội đồng hành pháp Soviet trung ương.<ref>A.Z. Okorokov, Oktyabr’ i krakh russkoi burzhuaznoi pressy (Tháng 10 và quá trình phá huỷ hệ thống báo chí tư sản) (Maxcova: Mysl’, 1971); Vladimir N. Brovkin, Những người Bolsevik sau cách mạng tháng 10: đối lập chính trị và sự lên ngôi của nền chuyên chính Bolsevik (Ithaca: Cornell University Press, 1987).</ref>