Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử hành chính Thành phố Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sthuylon (thảo luận | đóng góp)
Sthuylon (thảo luận | đóng góp)
Dòng 360:
**Ngày 18/09/1976 huyện [[Côn Đảo]] (chuyển từ tỉnh Côn Đảo giải thể) nhập vào Thành phố Hồ Chí Minh (theo nghị định số 164-CP ngày 18/09/1976 của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Nhưng đến ngày 15/01/1977 huyện này tách ra chuyển về trực thuộc tỉnh [[Hậu Giang]]<ref>[http://www.baria-vungtau.gov.vn/web/guest/goi-thieu/-/brvt/extAssetPublisher/content/168606/lich-su-hinh-thanh Lịch sử hình thành - Gới thiệu - Bà Rịa Vũng Tàu Portal<!-- Bot generated title -->]</ref>.
**Ngày 29/12/1977 huyện Duyên Hải, tỉnh Đồng Nai được chuyển giao cho Thành phố Hồ Chí Minh (căn cứ theo nghị quyết của Quốc hội Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 4). Từ thời gian này cho đến hiện nay, địa giới hành chính thành phố giữ ổn định với diện tích 2.095,01&nbsp;km<sup>2</sup>. Lúc này thành phố gồm mười hai quận nội thành và sáu huyện ngoại thành.
***Diện tích thành phố 2.095,01&nbsp;km<sup>2</sup> tính cả cù lao Gò Gia, nằm giữa sông Thị Vải và sông Gò Gia, thuộc xã Thạnh An, huyện Duyên Hải, với 34,26&nbsp;km<sup>2</sup>, có tranh chấp chủ quyền từ ngày 28/02/1978 đến nay giữa huyện này với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu<ref>[http://www.cangio.hochiminhcity.gov.vn/lich-su-dang-bo/lists/posts/post.aspx?Source=/lich-su-dang-bo&Category=Huy%E1%BB%87n+C%E1%BA%A7n+Gi%E1%BB%9D&ItemID=64&Mode=1 Lịch sử Đảng bộ<!-- Bot generated title -->]</ref><ref>[http://www.cangio.hochiminhcity.gov.vn/lich-su-dang-bo/lists/posts/post.aspx?Source=/lich-su-dang-bo&Category=Huy%E1%BB%87n+C%E1%BA%A7n+i%E1%BB%9D&ItemID=56&Mode=1 Lịch sử Đảng bộ<!-- Bot generated title -->]</ref>.
***Ngày 18/12/1991 huyện Duyên Hải đổi tên trở lại thành huyện Cần Giờ (theo quyết định số 406-HĐBT ngày 18/12/1991 của Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
**Nghị định số 03/CP ngày 06/01/1997 của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam lập thêm năm quận mới tại thành phố: 2 (trên cở sở tách các xã: An Khánh, An Phú, Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Thiêm và một phần xã Bình Trưng của huyện Thủ Đức), 9 (trên cở sở tách các xã: Long Bình, Long Trường, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Phước Bình, Tăng Nhơn Phú, Phú Hữu và một phần bốn xã: Bình Trưng, Phước Long, Tân Phú và Hiệp Phú của huyện Thủ Đức), Thủ Đức (phần còn lại của huyện Thủ Đức cũ, gồm: Thị trấn Thủ Đức, các xã: Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Đông, Linh Trung, Linh Xuân, Tam Bình, Tam Phú và một phần ba xã: Phước Long, Tân Phú và Hiệp Phú), 7 (trên cở sở tách các xã: Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Tân Quy Đông, Tân Quy Tây, Phú Mỹ và một phần thị trấn Nhà Bè của huyện Nhà Bè), 12 (trên cở sở tách các xã: Đông Hưng Thuận, Tân Thới Hiệp, Tân Thới Nhất, Thạnh Lộc, An Phú Đông và một phần hai xã: Trung Mỹ Tây và Tân Chánh Hiệp của huyện Hóc Môn)<ref>http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/</ref>.