Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Các nước ACP”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
'''Các nước ACP''' là các nước ký kết [[Công ước Lomé]]. ACP là từ viết tắt tiếng Anh của "Châu Phi, Ca-ri-bê, và Thái bình dương" ('''''A'''frica, '''C'''aribbean, '''P'''acific'').
 
Công ước Lomé ra đời tại [[Lomé]], [[Togo]], vào năm [[1975]]. Công ước được ký kết dựa trên ý muốn của Châu Âu muốn có một sự tự đảm bảo đối với nguồn cung cấp nguyên liệu thô từ các nước khác, và nhằm duy trì một vị thế có lợi tại các thị trường nước ngoài. Nó cũng xuất phát một phần từ ý thức trách nhiệm của Châu Âu đối với các thuộc địa cũ của nó.
 
Công ước Lomé là một chương trình hợp tác đầy hoài bão giữa 15 nước của [[Liên minh châu Âu|Liên minh Châu Âu]] và 71 nước ở [[Châu Phi]], [[Vùng Caribe|Caribbean]], và khu vực [[Thái Bình Dương|Thái bình dương]]. Nó dựa chủ yếu trên một hệ thống thuế quan ưu đãi giúp các nước này tiếp cận được với thị trường [[Châu Âu]] và các quỹ đặc biệt nhằm bình ổn giá các mặt hàng nông sản và khai khoáng.
 
Công ước Lomé được thay thế bằng [[Hiệp định Cotonou]], được ký tại [[Bénin|Benin]] vào tháng 6 năm [[2000]]. Một trong những điểm khác biệt cơ bản của Hiệp định này với Công ước Lomé là tư cách đối tác được mở rộng cho các tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân, công đoàn, chính quyền địa phương,... Những đối tác mới này sẽ tham gia vào công việc tư vấn và hoạch định các chương trình phát triển quốc gia, được tiếp cận với các nguồn tài chính, cũng như được tham gia vào việc thực hiện các chương trình.
 
Nhiều quốc đảo có diện tích nhỏ tham gia Công ước Lomé. Tại sửa đổi Công ước Lomé lần thứ tư vào năm [[1995]] tại [[Mauritius]], Công ước Lomé có sự chú trọng đặc biệt đến những quốc đảo như vậy:
:"Đối với những nước không có biển và những quốc đảo, hợp tác phải nhằm tới việc đưa ra và khuyến khích những hoạt động cụ thể giải quyết được vấn đề chậm phát triển bắt nguồn từ vị trí địa lý của những nước này."
 
 
==Liên kết ngoài==
*[http://www.acp.int/ Ban Thư ký của Các nước ACP]
 
 
[[Thể loại:Thương mại quốc tế]]