Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiền tệ Việt Nam thời Nguyễn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 58:
 
== Tiền nhà Nguyễn thời Pháp thuộc ==
Từ năm [[1883]], [[Việt Nam]] chính thức [[Pháp thuộc|bị Pháp đô hộ]]. Từ thời [[Đồng Khánh]] (1885-1888), tiền lưu thông trong nước là những đồng tiền “xu”, tiền giấy “đồng” do Ngân hàng Đông Dương của người Pháp phát hành. Các đồng tiền do triều đình [[nhà Nguyễn]] phát hành chỉ được dùng như tiền lẻ lưu hành ở thôn quê. Tiền do triều đình Huế đúc ra không còn yếu tố quan trọng trong đời sống kinh tế như trước mà chỉ có tính tượng trưng<ref> Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 87</ref>.
 
Vua Đồng Khánh cho lập ra Cục Thông bảo để đúc tiền. Tiền [[Đồng Khánh]] lớn bằng đồng ăn 10 đồng tiền kẽm, 1 đồng tiền nhỏ ăn 6 đồng tiền kẽm.
 
Sang thời [[Khải Định]], 1 đồng Khải Định ăn 6 đồng tiền kẽm. Tiền Khải Định được đúc nhiều đợt, trọng lượng không đều, có đồng nặng 6 phân, có đồng tới 7-8 phân. Ngoài ra người Pháp còn cho đúc tiền xu Khải Định bằng máy rập do Ngân hàng Đông Dương đảm nhận, được gọi nôm na là “đồng trinh”, có giá trị bằng 1/200 đồng bạc Piastre của Ngân hàng Đông Dương, tức là nửa xu<ref> Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 94</ref>.
 
Đồng tiền cuối cùng của nhà Nguyễn là ''Bảo Đại thông bảo'' bằng đồng, 1 đồng ăn 10 đồng tiền kẽm. Cũng như thời Khải Định, thời Bảo Đại cũng có tiền trinh Bảo Đại thông bảo, là đồng tiền duy nhất của chế độ phong kiến không phải là tiền đúc mà được dập bằng máy do Ngân hàng Đông Dương làm<ref> Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 94</ref>. So với tiền Khải Định thông bảo, tiền Bảo Đại thông bảo nhỏ hơn, chỉ có giá trị từ 1/600 tới 1/400 của 1 xu Đông Dương nên chỉ là tượng trưng, không có chức năng kinh tế nào cả<ref> Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 94</ref>.
 
== Đơn vị tiền tệ ==