Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiền tệ Việt Nam thời Nguyễn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Tiền tệ Việt Nam thời Nguyễn''' phản ánh những vấn đề liên quan tới tiền tệ lưu thông thời nhà Nguyễn độc lập ([[1802]]-[[1883]]) và những đồng tiền do [[nhà Nguyễn]] phát hành trong thời kỳ [[Pháp thuộc]] trong [[lịch sử Việt Nam]].
 
Từ thời [[Đồng Khánh]], thực dân Pháp đã phát hành tiền Đông Dương gồm các loại tiền giấy và tiền kim loại với nhiều mệnh giá được lưu thông rộng rãi hơn tiền do triều đình phát hành rất nhiều.
Dòng 69:
Đơn vị tiền tệ thời Nguyễn phức tạp hơn nhiều so với các thời trước.
 
1 quan = 1 mạch (hay 10 tiền) = 600 đồng tiền kẽm. Đơn vị này duy trì từ thời [[Lê sơ]]. Thời chưa có tiền nhỏ và tiền lớn thì tỷ lệ 120 tới 130 tiền kẽm ngang 100 tiền đồng.
 
Từ thời [[Minh Mạng]] có tiền lớn và tiền nhỏ, giá trị được xác định như sau:
* 200 đồng tiền lớn (200 x 3 = 600) là 1 quan (theo tỷ giá 1:3)
* 300 đồng tiền nhỏ (300 x 2 = 600) là 1 quan (theo tỷ giá 1:2)
 
Thời [[Tự Đức]]:
* 150 đồng tiền lớn (150 x 3 = 600) là 1 quan (theo tỷ giá 1:4)
* 200 đồng tiền nhỏ (200 x 2 = 600) là 1 quan (theo tỷ giá 1:3)
 
Thời [[Thành Thái]]:
* 100 đồng tiền loại 8 phân (ăn 6 tiền kẽm = 600) là 1 quan
* 60 tiền đồng loại 1 tiền 1 phân (ăn 10 tiền kẽm) là 1 quan
Dòng 89:
Năm 1802, [[Nguyễn Ánh]] lên ngôi, đặt niên hiệu là [[Gia Long]]. Sách ''Đại Nam thực lục chính biên'' cho biết vào năm 1803, Gia Long cho đúc tiền ''Gia Long thông bảo'' bằng đồng. Khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều di chỉ tiền này. Tiền được đúc nhiều lần và không phải chỉ ở một nơi. Thứ lớn nhất thì có đường kính chừng 26 mm, thứ nhỏ nhất thì có đường kính chừng 20 mm. Mặt trước bốn chữ Gia Long thông bảo đọc chéo. Mặt sau để trơn.
 
Năm [[1813]], vua Gia Long cho đúc tiền Gia Long thông bảo thất phân. Theo Đại Nam thực lục chính biên thì tiền này bằng kẽm, song khảo cổ học phát hiện ra cả tiền mang tên này nhưng bằng đồng. Tiền kẽm Gia Long thông bảo thất phân và tiền đồng [[Gia Long]] thông bảo có thể đổi qua lại theo tỷ lệ 1,25:1. Gia Long thông bảo thất phân có đường kính trung bình 22 mm và trong thực tế có nhiều kích cỡ. Theo quy định thì tiền nặng bảy phân, nhưng không phải mọi mẫu vật phát hiện ra đều nặng đúng như thế. Mặt trước giống ''Gia Long thông bảo'', nhưng mặt sau thì có hai chữ thất phân ở hai bên lỗ tiền.
 
Năm [[1814]], vua Gia Long lại cho đúc tiền Gia Long thông bảo lục phân nặng sáu phân. Thư tịch cho biết rõ hợp kim đúc tiền này có các thành phần sau đồng đỏ, kẽm, chì, thiếc (tỷ lệ là 500:415:65:20). Tiền được đúc nhiều lần và có đường kính xê xích khoảng 21,5 mm đến 22,5 mm. Mặt trước giống Gia Long thông bảo, nhưng mặt sau thì có hai chữ lục phân ở hai bên lỗ tiền.
Dòng 132:
Tiền kim loại được đúc vào các năm 1889-1890 với số lượng ít. Mặt trước có bốn chữ Thành Thái thông bảo đọc chéo. Mặt sau để trống. Đường kính tiền khoảng 23 mm.
 
Năm [[1893]]-[[1890]], triều đình lại cho đúc tiền Thái Bình thông bảo mới mà mặt sau có chữ thập văn. Tiền này đường kính chừng 26 mm.
 
;Duy Tân thông bảo
Dòng 141:
[[Tập tin:Khai Dinh Thong Bao.gif|nhỏ|phải|200px|Khải Định thông bảo]]
[[Tập tin:BaoDaiThongBao.gif|nhỏ|phải|200px|Bảo Đại thông bảo]]
Tiền này có bốn loạt đúc ở bốn nơi là [[Huế]], [[Hải Phòng]], [[Hà Nội]] và ở Pháp. Loại đúc ở Huế lưu thông ở [[Trung Kỳ]], loại đúc ở Hà Nội và Hải Phòng thì để lưu thông ở [[Bắc Kỳ]]. Cả ba loạt này đều bằng kẽm. Riêng loạt đúc ở Pháp thì bằng đồng và chỉ để lưu thông ở [[Nam Kỳ]].
 
;Bảo Đại thông bảo