Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiền tệ Việt Nam thời Nguyễn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: {{tham khảo}} → {{tham khảo|2}}
Dòng 4:
 
== Tiền trong đời sống kinh tế - xã hội thời độc lập ==
So với các triều đại trước, tiền tệ [[nhà Nguyễn]] rất phong phú. Nhờ sự phát triển của thương mại, kinh tế hàng hóa trong nước sôi động. Ngoài những đồng tiền căn bản là tiền đồng và tiền kẽm, còn có cả vàng và bạc dùng trong lưu thông. Nhà Nguyễn không đủ nguyên liệu làm tiền đồng lưu thông trên toàn quốc nên phải phát hành cả tiền kẽm làm đồng tiền cơ bản<ref> Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 82</ref>.
 
Việc đúc tiền được [[Gia Long]] giao cho thương nhân người [[Trung Quốc]] thực hiện và trả công cho họ<ref name="ldt83">Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 83</ref>.
 
Sau khi đúc xong, tỷ giá đổi giữa tiền đồng và tiền kẽm qua các đời là<ref> Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 89-90</ref>:
#Từ thời Gia Long đến thời Thiệu Trị: 1 tiền đồng = 1,2 đến 1,3 tiền kẽm
#Từ thời Tự Đức: 1 tiền đồng = 1,3 đến 1,4 tiền kẽm
 
Càng về sau, tỷ giá giữa hai đồng tiền càng cách biệt và triểu đình không kiểm soát nổi vì các nguyên nhân sau<ref name="ldt83">Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 83</ref>:
# Cảnh giặc giã đói kém trong nước
#Người Pháp vào gây chiến dẫn đến loạn lạc đói kém
Dòng 26:
 
Theo hệ thống này, hệ thống đo lường ấn định như sau:
* Tạ = 10 yến = 60,40 &nbsp;kg
* Yến = 10 cân
* Cân = 16 lạng
Dòng 40:
 
Tiền đồng nhà Nguyễn chia 3 loại:
#Loại tiền ghi rõ tỉ giá với tiền kẽm như lục văn, thập văn, các tiền ''Tự Đức bảo sao''. Khi trị giá đồng tiền được đúc trên mặt gây những bất tiện về sau, đồng tiền sẽ được dân chúng ưa chuộng hoặc bị loại bỏ. Đây là đặc điểm chỉ bắt đầu có trong lịch sử tiền tệ Việt Nam từ thời [[Tự Đức]]<ref name="ldt84">Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 84</ref>.
#Tiền có ghi trọng lượng của đồng tiền như thất phân
#Tiền không ghi gì cả, nhưng dựa vào trọng lượng để xác định giá trị
 
=== Tiền kẽm ===
Tiền kẽm là tiền cơ bản, có đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống tiền tệ nhà Nguyễn. Chỉ có tiền kẽm thời Gia Long có ghi chữ “thất phân” để chỉ trọng lượng, còn các tiền kẽm đời sau không ghi gì và thường chỉ nặng khoảng 6 phân<ref name="ldt88">Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 88</ref>.
 
Tiền kẽm chủ yếu đúc trong thời độc lập, gồm 4 triều vua đầu tiên là [[Gia Long]], [[Minh Mạng]], [[Thiệu Trị]] và [[Tự Đức]]<ref name="ldt88">Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 88</ref>.
 
=== Tiền cấm ===
Tiền do triều đình đúc là quan chế tiền. Tiền cấm là các đồng tiền vốn bất hợp pháp nhưng vì những lý do khác nhau vẫn được lưu hành<ref> Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 82, 102-103</ref>:
#Tiền cũ của [[nhà Tây Sơn]], vì lưu lượng trong dân gian còn lưu hành rất nhiều nên không thể chấm dứt lưu hành ngay mà nhà Nguyễn cho phép lưu hành quá độ đến năm 1822 thì đổi sang tiền kẽm của nhà Nguyễn với tỷ lệ 2 đồng tiền đồng Tây Sơn = 1 đồng tiền kẽm nhà Nguyễn.
# Tiền do dân đúc trộm là tư chú tiền. Do nạn đúc trộm tiền quá nhiều, khó ngăn chặn, từ năm 1849 Tự Đức buộc phải cho phép dân tự đúc tiền kẽm, nhưng phải theo đúng trọng lượng.
Dòng 58:
 
== Tiền nhà Nguyễn thời Pháp thuộc ==
Từ năm [[1883]], [[Việt Nam]] chính thức [[Pháp thuộc|bị Pháp đô hộ]]. Từ thời [[Đồng Khánh]] (1885-1888), tiền lưu thông trong nước là những đồng tiền “xu”, tiền giấy “đồng” do Ngân hàng Đông Dương của người Pháp phát hành. Các đồng tiền do triều đình [[nhà Nguyễn]] phát hành chỉ được dùng như tiền lẻ lưu hành ở thôn quê. Tiền do triều đình Huế đúc ra không còn yếu tố quan trọng trong đời sống kinh tế như trước mà chỉ có tính tượng trưng<ref> Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 87</ref>.
 
Vua Đồng Khánh cho lập ra Cục Thông bảo để đúc tiền. Tiền [[Đồng Khánh]] lớn bằng đồng ăn 10 đồng tiền kẽm, 1 đồng tiền nhỏ ăn 6 đồng tiền kẽm.
 
Sang thời [[Khải Định]], 1 đồng Khải Định ăn 6 đồng tiền kẽm. Tiền Khải Định được đúc nhiều đợt, trọng lượng không đều, có đồng nặng 6 phân, có đồng tới 7-8 phân. Từ thời [[Khải Định]] đến thời [[Bảo Đại]], người Pháp cho làm tiền xu bằng máy rập, được gọi nôm na là “đồng trinh”. Tiền đồng trinh ''Khải Định thông bảo'' và ''Bảo Đại thông bảo'' là hai đồng tiền duy nhất của chế độ phong kiến Việt Nam không phải là tiền đúc mà được dập bằng máy do [[Ngân hàng Đông Dương]] đảm nhận<ref name="ldt9394">Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 93-94</ref>. Do làm bằng máy, những đồng tiền này chứa ít chất đồng hơn tiền đúc nhưng nét chữ sắc sảo hơn<ref name="ldt94">Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 94</ref>.
 
Đồng trinh Khải Định có giá trị bằng 1/200 đồng bạc Piastre của Ngân hàng Đông Dương, tức là nửa xu. So với tiền Khải Định thông bảo, tiền Bảo Đại thông bảo nhỏ hơn, chỉ có giá trị từ 1/600 tới 1/400 của 1 xu Đông Dương nên chỉ là tượng trưng, không có chức năng kinh tế nào cả<ref name="ldt94">Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 94</ref>.
 
== Đơn vị tiền tệ ==
Dòng 87:
 
;Gia Long thông bảo
Năm 1802, [[Nguyễn Ánh]] lên ngôi, đặt niên hiệu là [[Gia Long]]. Sách ''Đại Nam thực lục chính biên'' cho biết vào năm 1803, Gia Long cho đúc tiền ''Gia Long thông bảo'' bằng đồng. Khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều di chỉ tiền này. Tiền được đúc nhiều lần và không phải chỉ ở một nơi. Thứ lớn nhất thì có đường kính chừng 26 &nbsp;mm, thứ nhỏ nhất thì có đường kính chừng 20 &nbsp;mm. Mặt trước bốn chữ Gia Long thông bảo đọc chéo. Mặt sau để trơn.
 
Năm [[1813]], vua Gia Long cho đúc tiền Gia Long thông bảo thất phân. Theo Đại Nam thực lục chính biên thì tiền này bằng kẽm, song khảo cổ học phát hiện ra cả tiền mang tên này nhưng bằng đồng. Tiền kẽm Gia Long thông bảo thất phân và tiền đồng [[Gia Long]] thông bảo có thể đổi qua lại theo tỷ lệ 1,25:1. Gia Long thông bảo thất phân có đường kính trung bình 22 &nbsp;mm và trong thực tế có nhiều kích cỡ. Theo quy định thì tiền nặng bảy phân, nhưng không phải mọi mẫu vật phát hiện ra đều nặng đúng như thế. Mặt trước giống ''Gia Long thông bảo'', nhưng mặt sau thì có hai chữ thất phân ở hai bên lỗ tiền.
 
Năm [[1814]], vua Gia Long lại cho đúc tiền Gia Long thông bảo lục phân nặng sáu phân. Thư tịch cho biết rõ hợp kim đúc tiền này có các thành phần sau đồng đỏ, kẽm, chì, thiếc (tỷ lệ là 500:415:65:20). Tiền được đúc nhiều lần và có đường kính xê xích khoảng 21,5 &nbsp;mm đến 22,5 &nbsp;mm. Mặt trước giống Gia Long thông bảo, nhưng mặt sau thì có hai chữ lục phân ở hai bên lỗ tiền.
 
;Minh Mạng thông bảo
Dòng 98:
Tiền này có nhiều loạt. Loạt đúc sớm nhất là vào năm 1820 theo quy định nặng 6 phân bằng đồng và bằng kẽm. Loại bằng đồng thực ra cũng chỉ có khoảng một nửa nguyên liệu đồng còn lại là kẽm và cả lượng nhỏ thiếc và chỉ dùng đến năm 1825 thì bị bãi bỏ.
 
Loạt thứ hai có kích thước lớn từ 22 đến 25 &nbsp;mm, được phát hành từ năm 1820. Nguyên liệu là hợp kim đồng, kẽm và thiếc.
 
Loạt thứ ba có đường kính khoảng 22 &nbsp;mm, nặng 9 phân, bằng hợp kim đồng kẽm, được phát hành từ năm [[1825]].
 
Loạt thứ tư có đường kính 25 &nbsp;mm, nặng 1 đồng cân, được phát hành từ năm 1827.
 
;Thiệu Trị thông bảo
Dòng 109:
 
;Tự Đức thông bảo
Tự Đức thông bảo có mấy loạt bằng đồng và cả bằng kẽm, đường kính từ 20 &nbsp;mm đến 25 &nbsp;mm. Nhìn chung các loạt đều có mặt trước giống nhau: bốn chữ Tự Đức thông bảo đọc chéo, có viền gờ mép và lỗ. Mặt sau thì mỗi loạt một khác. Có loạt để trống, có loạt thì có chữ “lục văn”, có loạt có chữ “Hà Nội”, có loạt lại có chữ “Sơn Tây” và có loạt thì có chữ “Bắc Ninh”. Tiền này nhiều khi được giao cho các lò đúc tiền tư nhân của người Hoa và người Việt giàu có đúc. Đại Nam thực lục chính biên cho biết có tiền này khi đúc bị pha thêm sắt vào.
 
;Tự Đức bảo sao
Tự Đức bảo sao là tiền thời vua [[Tự Đức]], được đúc từ năm 1861 có các mệnh giá 10 đồng, 20 đồng, 30 đồng, 40 đồng, 50 đồng và 60 đồng. Tiền đúc bằng đồng. Mặt trước có bốn chữ Tự Đức bảo sao đọc chéo. Mặt sau thì mỗi mệnh giá thiết kế một khác. Đường kính tiền cũng khác nhau giữa các mệnh giá.
*Mệnh giá 10 đồng thì mặt sau có chữ “chuẩn thập văn” hoặc “chuẩn nhất thập văn”, đường kính 26 &nbsp;mm, nặng 6 gam;
*Mệnh giá 20 đồng thì mặt sau có chữ “chuẩn nhị thập văn”, đường kính 30 &nbsp;mm, nặng 12 gam;
*Mệnh giá 30 đồng thì mặt sau có chữ “chuẩn tam thập văn”, đường kính 35 &nbsp;mm, nặng 16,4 gam;
*Mệnh giá 40 đồng thì mặt sau có chữ “chuẩn tứ thập văn”, đường kính 37 &nbsp;mm, nặng 22,2 gam;
*Mệnh giá 50 đồng thì mặt sau có chữ “chuẩn ngũ thập văn”, đường kính 41,5 &nbsp;mm, nặng 27,2 gam;
*Mệnh giá 60 đồng thì mặt sau có chữ “chuẩn lục thập văn”, đường kính 46 &nbsp;mm, nặng 38,2 gam.
 
;Kiến Phúc thông bảo
Tiền mang niên hiệu của vua [[Kiến Phúc]] được đúc nhiều đợt từ năm [[1884]] và ở nhiều nơi vì vậy mỗi loạt khác nhau một chút. Nhìn chung, tiền có đường kính 23 &nbsp;mm. Mặt trước có bốn chữ Kiến Phúc thông bảo, mặt sau để trống. Thời này, quân Pháp đang đánh chiếm Việt Nam, triều chính cũng mất ổn định, ngôi vua thay đổi mấy lần nên sự quan tâm tới kinh tế không nhiều, tiền được đúc với số lượng ít. Khảo cổ học chỉ phát hiện được ít tiền này. Tiền đúc ra chỉ để khẳng định niên hiệu của vua mới chứ tác dụng cho lưu thông không nhiều vì số lượng quá ít.
 
;Hàm Nghi thông bảo
Tiền này chính thức chỉ đúc với số lượng rất ít, nhưng tiền Hàm Nghi thông bảo giả rất nhiều. Theo Đỗ Văn Ninh thì có cả tiền Hàm Nghi thông bảo đúc giả thời chiến tranh Việt Nam mà lính Mỹ tưởng là tiền cổ thật nên mua mang về sưu tập. Hàm Nghi thông bảo thật có đường kính 23 &nbsp;mm, mặt trước có bốn chữ Hàm Nghi thông bảo đọc chéo, mặt sau có hai chữ “Lục văn”.
 
;Đồng Khánh thông bảo
Tiền được đúc với số lượng ít. Năm 1886, triều đình cho đúc một loạt có đường kính 26 &nbsp;mm. Năm 1887 cho đúc một loạt nữa có đường kính 23 &nbsp;mm. Cả hai loạt ở mặt trước đều có chữ Đồng Khánh thông bảo, mặt sau để trống.
 
;Thành Thái thông bảo
Tiền kim loại được đúc vào các năm 1889-1890 với số lượng ít. Mặt trước có bốn chữ Thành Thái thông bảo đọc chéo. Mặt sau để trống. Đường kính tiền khoảng 23 &nbsp;mm.
 
Năm [[1893]]-[[1890]], triều đình lại cho đúc tiền Thái Bình thông bảo mới mà mặt sau có chữ thập văn. Tiền này đường kính chừng 26 &nbsp;mm.
 
;Duy Tân thông bảo
[[Tập tin:DuyTanThongBao.gif|nhỏ|phải|150px|Đồng Duy Tân thông bảo]]
Tiền này có hai loạt, một loạt có đường kính chừng 26 &nbsp;mm đúc ở Thanh Hóa, một loạt khác nhỏ hơn. Loạt lớn thì mặt sau có chữ “Thập văn”, loạt nhỏ thì mặt sau để trống. Mặt trước cả hai loạt đều có chữ Duy Tân thông bảo đọc chéo.
 
;Khải Định thông bảo
Dòng 157:
 
==Chú thích==
{{tham khảo|2}}
{{Lịch sử Việt Nam thời Nguyễn độc lập}}
 
[[Thể loại: Lịch sử Việt Nam thời Nguyễn]]
[[Thể loại: Lịch sử kinhViệt tếNam Việtthời NamNguyễn]]
[[Thể loại: Lịch sử kinh tế Việt Nam thời Nguyễn]]