Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Boshin”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Các nhìn nhận về cuộc chiến: thêm nội dung và chú giải
Dòng 143:
Trong các bản tóm tắt hiện đại, [[Minh Trị Duy Tân]] được mô tả là một cuộc “cách mạng không đổ máu” dẫn đến sự hiện đại hóa nhanh chóng của Nhật Bản. Thực tế của chiến tranh Boshin cho thấy giao tranh diễn ra khá mạnh mẽ: khoảng 120.000 quân được huy động với khoảng 3.500 người bị thương.<ref>Hagiwara, trang 50.</ref> Sau đó miêu tả của người Nhật về cuộc chiến này thường bị lãng mạn hóa, cho thấy phe Mạc phủ chiến đấu bằng các phương thức truyền thống, chống lại phe bảo hoàng với vũ khí hiện đại. Và mặc dù vũ khí và kỹ thuật truyền thống được sử dụng, cả hai phe đều sử dụng một số vũ khí và kỹ thuật chiến đấu của thời kỳ này: bao gồm [[chiến hạm bọc thép]], [[súng máy]], và chiến thuật học được từ các cố vấn quân sự phương Tây.
 
Những miêu tả như thế của người Nhật bao gồm rất nhiều sự kịch nghệ hóa, trong rất nhiều thể loại. Đáng chú ý có [[Jirō Asada]] viết tiểu thuyết bốn tập, ''Mibu Gishi-den''. Một bộ phim được dựng theo tiểu thuyết của Asada, do [[Yojiro Takita]] đạo diễn, với cái tên ''[[Khi rút ra thanh kiếm cuối cùng]]''. Bộ phim truyền hình 10 tiếng đồng hồ ''[[jidaigeki]]''<ref>Tên gọi của một thể loại tiểu thuyết Nhật Bản đồng nghĩa với jidai shòsetsu và có thể dịch là "tiểu thuyết thời đại" hay "tiểu thuyết đại chúng", thuộc dòng văn học đại chúng "heimin bungaku".</ref> cũng dựa trên cuốn tiểu thuyết trên có sự diễn xuất của [[Ken Watanabe]]. Bộ phim năm 2001 ''Goryokaku'' là một ''jidaigeki'' khác nhấn mạnh đến sự kháng cự ở pháo đài Goryokaku, Hokkaidō. [[Anime]] nổi tiếng của Nhật ''[[Rurouni Kenshin]]'' của [[Nobuhiro Watsuki]] kể về một kiếm sĩ huyền thoại mang tên Gensai Kawakami lấy bối cảnh 10 năm sau chiến tranh Boshin. Bộ phim Hollywood năm 2003 ''[[The Last Samurai]]'' kết hợp môt hoàn cảnh lịch sử thuộc về cả chiến tranh Boshin và [[Nổi loạn Satsuma]] năm 1877, và vài cuộc nổi loạn của tầng lớp cựu samurai đầu thời Meiji. Những nhân tố của bộ phim gắn liền với quân đội Nhật Bản thời đầu hiện đại hóa cũng như sự dính líu trực tiếp của quân đội nước ngoài (chủ yếu là người Pháp) tới chiến tranh Boshin và một vài năm sau đó. Tuy vậy, sự chống cự tới cùng của quân đội samurai truyền thống do [[Saigō Takamori]] lãnh đạo chống lại quân đội triều đình hiện đại làm ta liên tưởng nhiều đến cuộc nổi loạn Satsuma hơn.alo 123
 
==Chú thích==