Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà thờ Mộ Thánh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Đọc thêm: clean up, replaced: language=German → language=tiếng Đức using AWB
Dòng 13:
Khoảng năm 325-326 hoàng đế [[Constantine I]] ra lệnh phá đền thờ Aphrodite và đào đất nền của đền thờ đưa đi nơi khác, rồi chỉ thị cho [[Macarius of Jerusalem]] - vị giám mục địa phương – xây một nhà thờ trên địa điểm này. Tập [[Itinerarium Burdigalense]]<ref>hành trình của một người Burdigalense (nay là Bordeaux, Pháp) hành hương tới Đất Thánh</ref> tường thuật trong năm 333: ''Tại đây, hiện nay, do lệnh của hoàng đế Constantine, đã xây dựng một vương cung Thánh đường, tức là một nhà thờ đẹp lạ lùng''.<ref>''Itinerarium Burdigalense'', trang 594</ref> Hoàng đế Constantine hướng dẫn cho mẹ ông – hoàng thái hậu [[Thánh Helena|Helena]] - xây các nhà thờ trên những địa điểm tưởng nhớ tới cuộc đời của chúa Giêsu. Bà đã hiện diện từ năm 326 trong việc xây dựng nhà thờ này và đích thân tham gia các cuộc khai quật và xây dựng.
 
Trong khi khai quật, Helena (được cho là) đã tái phát hiện [[Thánh giá]] thật, và ngôi mộ (chôn xác Chúa), dù rằng tường thuật của Eusebius không đề cập tới sự có mặt của Helena tại nơi khai quật cũng như việc phát hiện Thánh giá, mà chỉ nói tới ngôi mộ. Theo Eusebius, ngôi mộ đưa ra ''một bằng chứng rõ ràng, có thể nhìn thấy'' rằng đó chính là ngôi [[mộ của chúa Giêsu]];<ref>Eusebius, ''Life of Constantine'', Chapter 28</ref><ref>[http://www.ccel.org/fathers2/NPNF2-01/Npnf2-01-29.htm#P7655_3169703 NPNF2-01. Eusebius Pamphilius: Church History, Life of Constantine, Oration in Praise of Constantine | Christian Classics Ethereal Library<!-- Bot generated title -->]</ref> [[Socrates Scholasticus]] (s. khoảng năm 380), trong quyển ''Ecclesiastical History'' (Lịch sử Giáo hội Kitô) của ông đã mô tả đầy đủ việc phát hiện này<ref>[http://www.ccel.org/fathers2/NPNF2-02/Npnf2-02-06.htm#P394_149362 NPNF2-02. Socrates and Sozomenus Ecclesiastical Histories | Christian Classics Ethereal Library<!-- Bot generated title -->]</ref> (sau này được [[Sozomen]] và [[Theodoret]] nhắc lại) trong đó nhấn mạnh vai trò của Helena trong việc khai quật và xây dựng nhà thờ này; cũng giống như [[Nhà thờ Giáng sinhSinh]] ở [[Bethlehem]] (cũng do Constantine và Helena thiết lập) để tưởng nhớ việc đản sinh của chúa Giêsu, thì Nhà thờ mộ Thánh là để tưởng niệm cái chết và sự sống lại của Ngài.
 
Nhà thờ do hoàng đế Constantine xây gồm 2 nhà thờ nối liền với nhau trên 2 địa điểm thiêng liêng khác nhau, trong đó là một vương cung Thánh đường (gọi là ''Martyrium'' (Tử đạo) mà một phụ nữ tên [[Egeria]] đã viếng thăm trong thập niên 380), một [[atrium]]<ref>phòng lớn hoặc sân lộ thiên có hàng cột ở cạnh, thường là ở giữa một tòa nhà có các phòng bao bọc 4 bên chung quanh</ref> (tên là ''Triportico'') với đồi ''Golgotha'' truyền thống ở một góc, và một [[rotunda]] (phòng lớn hình tròn), gọi là ''Anastasis'' (Phục sinh), nơi có di tích của một ngôi ”mộ đục vào trong núi đá” mà Helena và giám mục Macarius xác định là mộ mai táng chúa Giêsu. Mặt đá ở đầu phía tây của tòa nhà được đục bỏ, mặc dù không biết rõ là ở thời Constantine nó còn lại bao nhiêu, vì việc nghiên cứu khảo cổ đã phát hiện là ngôi đền thờ nữ thần Aphrodite rộng tới khu phòng lớn hình tròn (rotunda) hiện nay,<ref name="Corbo">[[Virgilio Canio Corbo|Virgilio Corbo]], ''The Holy Sepulchre of Jerusalem'' (1981)</ref> và vì thế mép ngoài của đền thờ phải xa hơn về phía tây.