Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vịnh Bắc Bộ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 5:
 
Vịnh Bắc Bộ tương đối nông (độ sâu trung bình khoảng 50m, sâu nhất 107m). [[Sông Hồng]] là con sông chính chảy vào vịnh này. Thành phố [[Hải Phòng]] và [[Vinh]] (tỉnh [[Nghệ An]]) thuộc Việt Nam và [[Bắc Hải (định hướng)|Bắc Hải]] (tỉnh [[Quảng Tây]])thuộc Trung Quốc là những hải cảng chính trong vịnh. [[Đảo Hải Nam]] của Trung Quốc là bờ phía đông Vịnh. Các đảo nhỏ khác trong vịnh gồm đảo [[Bạch Long Vĩ]], [[Quần đảo Cát Bà|Cát Bà]], của Việt Nam và [[Vị Châu]], [[Tà Dương]] của Trung Quốc.
 
Bờ vịnh Bắc Bộ thuộc Trung Quốc gồm các kiểu: tích tụ do thuỷ triều, chia cắt kiến tạo Rias, đồng bằng aluvi và bờ vịnh thuộc Việt Nam gồm các kiểu: dalmatic, tích tụ thuỷ triều, ăn mòn sinh hoá bờ đá vôi, châu thổ, đồng bằng aluvi. [3]. Địa hình đáy vịnh khá thoải với góc dốc nhỏ hơn 5’, hiếm khi tới 10-30’, phổ biến các trũng dạng tuyến, vốn là những thung lũng sông cổ chưa bị lấp đầy trong kỳ băng hà lần cuối cùng, cắt qua các đường đẳng sâu. Ngoài ra, còn có các đồi ngầm đá gốc và các đê cát ngầm dưới đáy Vịnh.
 
Trên bình đồ địa chất Đông Nam Á, vịnh thuộc hai địa khu liên hợp: nửa Tây Bắc là địa khu Đông Dương, còn nửa Đông Bắc thuộc địa khu Việt-Trung, mà ranh giới là đới khâu Sông Mã và đới đứt gãy trượt bằng Sông Hồng cắt qua theo phương TB-ĐN [8]. Ở phía bờ Đông Vịnh, đảo Hải Nam được xem như là một trong những khối lục địa ngoại lai.
 
Bể Kainozoi sông Hồng có diện tích rộng lớn trên đáy vịnh được phân thành địa hào trung tâm, các đơn nghiêng phía Đông và phía Tây [4]. Địa hào trung tâm được khống chế bởi các đứt gãy sâu Sông Chảy và Sông Lô kéo dài ra biển và có bề dày trầm tích KZ cực đại gần 20 km. [2]. Trầm tích mặt đáy Vịnh có sáu loại cơ bản: sỏi, cát lớn và cát trung, cát nhỏ, bột lớn, bùn bột sét và bùn sét với màu sắc trầm tích từ nâu đỏ đến xám sẫm, có tính phân đới và thể hiện ảnh hưởng của vật chất sông Hồng [6].
 
Khí hậu mang đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa, có mùa Đông lạnh trùng về cơ bản với mùa khô về mùa gió Đông Bắc và mùa Hè nóng trùng với mùa mưa vào mùa gió Tây Nam. Ở vùng bờ Tây vịnh, tính chất này có sự thay đổi về phía Nam khi mùa mưa bão gần trùng với đầu mùa Đông lạnh. Bão tràn qua vịnh trung bình 3 – 4 cơn/năm, thường bắt đầu vào tháng 6 hoặc tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 hoặc 11, nhưng chủ yếu vào các tháng 7, 8 và 9. Hàng năm có khoảng 30 đợt gió mùa ĐB tràn qua vào mùa Đông.
 
Tổng diện tích lưu vực của vịnh khoảng 300.000 km2, trong đó có 155.000 km2 thuộc về hệ thống sông Hồng. Hầu hết nguồn nước lục địa đổ vào vịnh là từ các sông phía Việt Nam, khoảng 94,5% và từ Trung Quốc chỉ 5,5% [1]. Trung bình hàng năm các sông Việt Nam đổ vào Vịnh khoảng 179 km3 nước và 125 triệu tấn bùn cát lơ lửng [5].
 
Thủy triều và triều lưu trong vịnh mang tính nhật triều là chủ yếu, khu vực phía Bắc là nhật triều đều, xuống phía Nam tính chất nhật triều giảm dần. Độ lớn triều cũng giảm từ Bắc xuống Nam, vùng đỉnh vịnh (gần Bắc Hải) độ lớn triều có thể đạt tới 6,5m; phần giữa vịnh 3-4m, còn ở cửa vịnh 1-3m [1,7]. Dòng triều trong vịnh chủ yếu là thuận nghịch hoặc gần thuận nghịch. Trong vịnh hình thành hoàn lưu ngược chiều kim đồng hồ trong bốn mùa. Sóng biển gồm sóng gió và sóng lừng. Sóng gió được hình thành chủ yếu ngay trong vịnh và thay đổi theo mùa: mùa Đông thịnh hành theo hướng Đông Bắc và mùa Hè thịnh hành hướng Tây Nam, chếch Nam.
 
Vùng bờ Tây Vịnh cũng là nơi chịu tác động lớn của nước dâng trong bão, biên độ cực đại có thể đạt tới 2,8m, đạt 2m với tần suất 11%; trên 1,5m tần xuất 30% và trên 1m tần xuất 50%. Mực nước biển dâng còn có nguyên nhân chân tĩnh do Trái đất ấm lên, đạt khoảng 1,8mm – 4mm/năm trên vịnh trong khoảng nửa thế kỷ qua.
 
== Lịch sử ==