Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Ba Mươi Năm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
GcnnAWB (thảo luận | đóng góp)
n →‎Nguyên nhân trực tiếp của cuộc nổi loạn: clean up, replaced: [[Transylvania → [[Transilvania
GcnnAWB (thảo luận | đóng góp)
n →‎Từ trận Sablat đến trận Stadtlohn: clean up, replaced: Transylvania → Transilvania (5)
Dòng 77:
 
==== Từ trận Sablat đến trận Stadtlohn ====
Cuộc nổi loạn lúc đầu phát triển theo chiều hướng có lợi cho những người Bohemia. Họ có được sự ủng hộ của vùng [[Oberösterreich|Thượng Áo]], nơi giai cấp quý tộc chủ yếu là những người Luther hoặc Calvin. Vùng [[Niederösterreich|Hạ Áo]] cũng nổi dậy không lâu sau đó và năm [[1619]], bá tước [[Thurn]] dẫn một đội quân tiến sát [[Viên]]. Ở phía đông, tuyển hầu TransylvaniaTransilvania, một người theo Tin lành, dẫn đầu một chiến dịch quả cảm tấn công Hungary với sự ủng hộ của hoàng đế của [[Đế quốc Ottoman]]. Hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh, vốn đang phải đối phó với cuộc [[chiến tranh Uzkok]], phải nhanh chóng huy động quân đội hòng ngăn chặn những người Bohemia và các đồng minh của họ đang ngày càng chiếm ưu thế ở khắp nơi trên đất nước của ông. Bá tước [[Bucquoy]], tư lệnh quân đội của Hoàng đế La Mã Thần thánh, đánh bại một lực lượng lớn của Liên đoàn Tin lành do bá tước [[Mansfeld]] chỉ huy trong [[trận Sablat]], ngày [[10 tháng 6]] năm [[1619]]. Thất bại đó của quân nổi dậy đã cắt đứt liên hệ của bá tước Thurn, đang tiến sâu vào đất Áo, với Praha và ông buộc phải chấm dứt cuộc vây hãm Wien. Thất bại ở Sablat còn khiến những người Tin lành mất một đồng minh quan trọng, xứ Savoie, một địch thủ lâu đời chống lại sự bành trướng của dòng họ Habsburg. Xứ Savoie đã hỗ trợ những người Tin lành một khoản tiền rất lớn và thậm chí đã gửi quân đồn trú đến các pháo đài ở vùng hạ lưu sông Rhine. Tuy nhiên, thất bại của Mansfeld gây lúng túng cho quân đội Savoie khi kế hoạch của họ bị phá sản và họ buộc phải rút khỏi cuộc chiến.
 
Dù sao, bất chấp trận Sablat, đội quân của bá tước Thurn vẫn là một mối đe dọa nguy hiểm với Hoàng đế La Mã Thần thánh, còn Mansfeld gom góp tàn quân và rút về phía bắc Bohemia. Các vùng Thượng và Hạ Áo đã chính thức ký một thỏa ước liên minh với những người Bohemia vào đầu tháng 8-[[1619]]. Ngày 17-8-1619, Ferdinand chính thức không còn là vua xứ Bohemia nữa và những người Bohemia đã chọn tuyển hầu Pfalz Friedrich V thay cho ông ta. Ở [[Hungary]], dù những người Bohemia đã rút lại đề nghị về việc trao ngôi vua cho tuyển hầu TransylvaniaTransilvania, xứ này vẫn chiến đấu ngoan cường trong cuộc nổi dậy và họ đã đẩy toàn bộ quân đội của Hoàng đế ra khỏi đất nước vào năm [[1620]].
 
[[Tập tin:Tilly.jpg|nhỏ|[[Johan Tzerclaes, công tước xứ Tilly]], tư lệnh quân đội của xứ Bayern và Đế quốc La Mã Thần thánh]]
Dòng 86:
Thất bại còn dẫn đến việc giải tán Liên đoàn đoàn kết Phúc âm và Frederick V mất toàn bộ các lãnh địa của ông. Xứ Pfalz bị chia nhỏ cho các quý tộc Công giáo. Tước hiệu tuyển hầu xứ Pfalz được chuyển lại cho một người họ hàng xa của Friedrich V theo Công giáo, công tước [[Maximilian của Bayern]]. Friedrich mất hết đất đai và phải lưu vong ở nước ngoài nhưng vẫn không ngừng vận động cho lý tưởng của ông ở Hà Lan, Đan Mạch và Thụy Điển.
 
Sau khi cuộc nổi loạn thất bại, việc tịch thu của cải và đàn áp những người Bohemia theo đạo Tin lành diễn ra khắp nơi, hòng bảo đảm rằng xứ Bohemia sẽ trở về hẳn với Công giáo sau hơn hai thế kỷ tồn tại của những tôn giáo khác biệt. Tây Ban Nha, vì muốn làm chủ vùng chiến lược ngay cạnh mạn sườn của Hà Lan để chuẩn bị cho việc tiếp tục cuộc [[chiến tranh tám mươi năm|chiến tranh 80 năm]], chiếm giữ những lãnh địa của Friedrich, vùng Pfalz lưu vực sông Rhine. Giai đoạn thứ nhất của cuộc chiến ở miền đông nước Đức kết thúc vào ngày [[31 tháng 12]] năm [[1621]], khi hoàng thân xứ TransylvaniaTransilvania và Hoàng đế ký [[Hòa ước Nikolsburg]], trao cho TransylvaniaTransilvania một số lãnh địa ở Hungary, vốn thuộc Đế quốc La Mã Thần thánh.
 
Một số sử gia xem giai đoạn 1621-1625 là một phần riêng biệt của cuộc chiến tranh 30 năm, được gọi là “giai đoạn Pfalz”. Sau thất bại toàn diện của quân đội Tin lành tại [[Bila Hora]] và cuộc tháo chạy của hoàng thân xứ TransylvaniaTransilvania, Đại Bohemia đã được Hoàng đế bình định. Tuy nhiên, chiến tranh vẫn tiếp diễn ở Palatinate. Giai đoạn này của cuộc chiến bao gồm những trận đánh nhỏ và những cuộc vây hãm của quân đội Tây Ban Nha. [[Mannheim]] và [[Heidelberg]] thất thủ vào năm [[1622]], [[Frankenthal]] thất thủ năm [[1623]] và toàn xứ Pfalz rơi vào tay người Tây Ban Nha.
 
Tàn quân Tin lành, do Mansfeld và [[Christian nhà Brunswick]] chỉ huy, rút sang [[Hà Lan]]. Dù sự có mặt của đội quân đó đã giúp giải vây cho [[Bergen op Zoom]] khỏi lực lượng Công giáo, phía Hà Lan không thể chu cấp nổi cho một đội quân lớn như vậy nên họ chuyển sang khu vực East Friesland gần đó. Mansfeld ở lại Hà Lan, còn Christian dẫn quân rong ruổi để giúp những đội quân Tin lành khác trong [[Vòng cung Hạ Sachsen]] và lôi kéo sự chú ý của Tilly. Nhận được tin Mansfeld không thể hỗ trợ, quân đội của Christian quyết định rút hẳn vào sâu trong biên giới Hà Lan. Ngày 6-8-1623, quân đội của Tilly đuổi kịp họ khi chỉ còn cách biên giới Hà Lan 10 dặm. [[Trận Stadtlohn]] đã nổ ra. Trong trận này Tilly đánh bại hoàn toàn những người Tin lành, tiêu diệt bốn phần năm quân số vào khoảng 15 nghìn quân của đối thủ. Sau thất bại nặng nề đó, Friedrich V, đang lưu vong ở [[Den Haag|The Hague]], trước sức ép ngày càng lớn từ phía nhạc phụ [[James I của Anh]], phải chấm dứt mọi can dự tới cuộc chiến, đành ngưng các kế hoạch quân sự của ông. Cuộc nổi dậy của người Tin lành đến đây hoàn toàn thất bại.