Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cách mạng Tháng Tám”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Releya (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Releya (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 22:
|casualties2=
}}
'''Cách mạng tháng Tám''' là tên gọi được ngành sử học chính thống tại Việt Nam hiện nay dùng để chỉ việc [[Việt Minh]] tiến hành khởi nghĩa buộc chính phủ [[Đế quốc Việt Nam]] do vua [[Bảo Đại]] phê chuẩn, được [[Đế quốc Nhật Bản|Nhật]] bảo hộ, bàn giao chính quyền trung ương và các địa phương cho lực lượng này trong tháng 8 năm 1945. Việc chuyển giao quyền lực được chính phủ [[Đế quốc Việt Nam]] thực hiện cơ bản trong hoà bình, ít có đụng độ dù xảy ra tranh chấp với lực lượng Nhật, Đại Việt, Hòa Hảo,... ở một số địa phương. Lực lượng quân đội Nhật tại Việt Nam không có phản ứng đáng kể trước những hoạt động của Việt Minh vì lúc này Nhật đã tuyên bố đầu hàng đồng minh và đang chờ quân đồng minh tới giải giáp, hơn nữa vua Bảo Đại và Thủ tướng [[Đế quốc Việt Nam]] [[Trần Trọng Kim]] đã từ chối lời đề nghị của Tư lệnh quân đội Nhật giúp chính phủ chống lại Việt Minh<ref>[http://vanhoanghean.vn/thu-vien-lich-su-van-hoa/mot-con-gio-bui-hoi-ky-cua-le-than-tran-trong-kim Một cơn gió bụi, chương 4], Trần Trọng Kim, trích "''Lúc bấy giờ người Nhật có đến bảo tôi: "Quân đội Nhật còn trách nhiệm giữ trật tự cho đến khi quân Ðồng Minh đến thay. Nếu chính phủ Việt Nam công nhiên có lời mời quân Nhật giúp, quân Nhật còn có thể giữ trật tự". Tôi nghĩ quân Nhật đã đầu hàng, quân Ðồng Minh sắp đến, mình nhờ quân Nhật đánh người mình còn nghĩa lý gì nữa, và lại mang tiếng "cõng rắn cắn gà nhà". Tôi từ chối không nhận.''"</ref>.
 
Cũng trong thời điểm này các đảng phái khác như Đại Việt, Việt Nam Quốc dân đảng... cũng có hành động tương tự buộc chính quyền [[Đế quốc Việt Nam]] tại một số ít địa phương trao quyền lực cho họ. Trừ một số địa phương tỉnh lỵ [[Hải Ninh]] (nay thuộc Quảng Ninh), [[Hà Giang]], [[Lào Cai]], [[Lai Châu]], [[Vĩnh Yên]] nằm trong tay Việt Quốc, Việt Cách và quân Tưởng; còn lại chính quyền Việt Minh đã được thiết lập trên toàn bộ các tỉnh lỵ (muộn nhất 28/8: [[Đồng Nai Thượng]], [[Hà Tiên]]), hầu hết địa phương trong cả nước. Một số nơi có khó khăn hơn như Hà Giang, quân Tưởng bức rút quân Nhật (29/8), Cao Bằng (giành chính quyền 21/8 nhưng sau đó quân Tưởng tràn vào), Lạng Sơn (giành chính quyền sau đó Tưởng tràn vào, tháng 10 mới thành lập chính quyền cách mạng), Vĩnh Yên (Quốc dân đảng nắm giữ), Hải Ninh - Móng Cái (Cách mệnh Đồng Minh hội nắm), một số địa bàn ở Quảng Ninh (do Đại Việt, Cách mệnh Đồng Minh hội nắm), ở Đà Lạt (quân Nhật còn kháng cự mạnh như ngày 3/10)...