Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tatmadaw”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Denniss (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: , → , (39), . → . (28), ( → ( (2), ) → ) (2), : → : using AWB
Dòng 10:
|commander_title = Phó Tổng Tư lệnh
|age= 16 tới 49 tuổi
|manpower_data=năm 2010 .
|available=14,747,845
|available_f=14,710,871
Dòng 45:
==Lịch sử==
===Thời kỳ trước thuộc địa===
Lực lượng vũ trang Hoàng gia là lực lượng vũ trang của chế độ quân chủ của Myanmar từ 9 đến thế kỷ thứ 19 .Là quân đội của [[Triều Pagan|triều đại Pagan]] ,[[Triều Ava]] , [[Triều Toungoo]] và [[Triều Konbaung]] theo thời gian. Quân đội là một trong những lực lượng vũ trang chính của Đông Nam Á cho đến khi bị [[Vương quốc Anh]] đánh bại những năm 60 của thế kỷ 19.
 
Quân đội đã được tổ chức thành quân đội thường trực nhỏ khoảng vài ngàn, bảo vệ thủ đô và cung điện, và quân đội nghĩa vụ dựa vào thời chiến .Chế độ nghĩa vụ dựa vào hệ thống ahmudan, yêu cầu người đứng đầu các địa phương phải cung cấp hạn ngạch xác định nam giới đủ điều kiện theo dân số trong thời chiến. Quân đội thời chiến cũng bao gồm [[tượng binh]], [[kỵ binh]], [[pháo binh]] và [[hải quân]].
 
[[Súng]] được mua từ Trung Quốc vào cuối thế kỷ 14, trở thành vũ khí chiến lược qua nhiều thế kỷ. Súng hoả mai và pháo binh là 2 đơn vị đặc biệt đầu tiên, được trang bị súng hỏa mai và đại bác Bồ Đào Nha vào thế kỷ 16. Ngoài đơn vị đặc biệt, không có chương trình đào tạo chính thức cho lính nghĩa vụ thường xuyên ,phải có kiến thức căn bản về phòng thủ, và sử dụng súng hoả mai. Khoảng cách công nghệ giữa cường quốc châu Âu được phát triển mạnh vào thế kỷ 18, quân đội phụ thuộc vào người Châu Âu để mua vũ khí hiện đại hơn.
 
Trong khi quân đội được tổ chức riêng để chống lại quân đội của các nước láng giềng , công nghệ của Châu Âu giảm dần theo thời gian. Trong khi đánh bại Bồ Đào Nha và Pháp xâm lược trong các thế kỷ 17 và 18 , quân đội không thể ngăn bước tiến của Đế quốc Anh trong thế kỷ 19, thất bại sau ba cuộc [[Chiến tranh Anh - Miến Điện|chiến tranh Anh-Miến Điện]] . Ngày 1 tháng 1 năm 1886, chế độ quân chủ Miến Điện và quân đội Hoàng gia bị người Anh xóa bỏ.
 
===Thời kỳ thuộc địa (1824–1948) ===
Đế quốc Anh sử dụng Quân đội Ấn Độ và Gurkha để bình ổn và cai trị khu vực .Tại Tỉnh Miến Điện ,Anh áp dụng cơ chế quân đội Ấn Độ kết hợp với quân bản địa là người thiểu số của Miến Điện như :[[Người Karen|Karen]] , [[Người Kachin|Kachin]] và [[Người Chin|Chin]] .Chính quyền Anh không tin vào người Miến Điện .Trước 1937 chỉ có vài ngoại lệ ,còn đâu không có [[Người Miến]] trong quân đội thuộc đia.
 
Vào đầu thế chiến thứ 1 ,Trung đoàn quân bản địa phục vụ trong Quân đội Ấn Độ chỉ có Trung đoàn bộ binh 70 ,và được chia thành 3 tiểu đoàn Karen ,Kachin ,Chin .Trong chiến tranh chính quyền Anh nới lỏng lệnh cấm ,nâng cấp 1 tiểu đoàn trong Trung đoàn 70 lên thành 1 Đại đội súng trường 85 và 7 đại đội Cơ Vận tải .Ngoài ra còn 3 đại đội đặc công và mỏ đa phần là người Miến Điện và 1 đại đội trong [[Quân đoàn Tiên phong Hoàng gia]] đa phần là người Chin và Miến .Tất cả đều được hoạt động từ năm 1917 ở Miến Điện ,Trung đoàn 70 đồn trú tại Ai Cập ,Quân đoàn Tiên phong Hoàng gia đóng tại Pháp. 1 Đại đội phục vụ ở [[Lưỡng hà]] [[sông Tigris]] .
 
Khi chiến tranh kết thúc ,chính quyền Anh ngừng tuyển dụng người Miến ,và 1 đại đội bị giải tán vào năm 1925 .Đại đội cuối cùng bị giải tán là Đại đội đặc công và mỏ vào năm 1929 .Anh sử dụng Ấn Độ thuộc địa và dân tộc thiểu số trong quân đội để đàn áp các cuộc biểu tình và nổi loạn ,đặc biệt là cuộc nổi dậy của nông dân Saya San vào năm 1930-1931 .Các chính sách đã chia rẽ các dân tộc của Miến Điện trong thời gian dài .Vào ngày 1 tháng 4 năm 1937, Miến Điện trở thành thuộc địa riêng biệt, và Người Miến đã đủ điều kiện để nhập ngũ. Nhưng ít người Miến tham gia . Trước khi thế chiến II , quân đội Miến Điện thuộc Anh bao gồm Karen (27,8%), Chin (22,6%), Kachin (22,9%), và Miến 12,3%, không tính sĩ quan .
 
Vào tháng 12 năm 1942 một nhóm hoạt động độc lập thành lập [[Quân đội độc lập Miến Điện]] (BIA)với sự hỗ trợ của Nhật Bản .Quân đội do [[Aung San]] lãnh đạo đứng về phe của [[Đế quốc Nhật Bản]] .Hàng ngàn thanh niên tham gia ,ước tính có số lượng khoảng từ 15.000 đến 23.000. Đại đa số tân binh là người Miến , với ít người là dân tộc thiểu số. Nhiều người trong số các tân binh thiếu kỷ luật. Tại Myaungmya ở vùng đồng bằng Irrawaddy, một cuộc chiến tranh dân tộc đã nổ ra giữa BIA và Karen, cả hai bên đều chịu trách nhiệm về vụ thảm sát. BIA được thay thế bằng Quân đội Quốc phòng Miến Điện , được thành lập trên 26 tháng 8 năm 1942 với 3000 cựu binh BIA. Ngày 01 tháng 8 năm 1943 Quân đội trở thành Quân đội Quốc gia Miến Điện (BNA) với Ne Win là chỉ huy khi Miến Điện được độc lập trên danh nghĩa. Vào cuối năm 1944, có quân số khoảng 15.000 người .
 
Vỡ mộng với Nhật Bản ,ngày 27 tháng 3 năm 1945 BNA chuyển phe gia nhập phe đồng minh chống phát xít.
 
===Thời kỳ sau Thế chiến đến nay===
 
Tại thời điểm độc lập năm 1948 ,Tatmadaw yếu, nhỏ và bị chia rẽ. Những rạn nứt xuất hiện theo thành phần sắc tộc, liên minh chính trị, nguồn gốc tổ chức và dịch vụ khác. Sự can thiệp của người dân và chính trị gia vào lĩnh vực quân sự ,và sự nhận thức khác biệt giữa sĩ quan tham mưu và chỉ huy trưởng đã làm gây mất đoàn kết và hoạt động .Nghiêm trọng nhất là căng thẳng giữa sĩ quan người Karen của Quân đội Anh Miến và sĩ quan người Miến của [[Lực lượng yêu nước Miến Điện]] ( PBF ).
 
Theo Hội nghị Kandy tháng 9 năm 1945 ,Tatmadaw được tổ chức lại bắng cách hợp nhất 2 lực lượng Quân đội Anh Miến và Lực lượng yêu nước Miến. Sĩ quan được chia sẻ bằng các cựu sĩ quan PBF , Quân đội Anh Miến và Tổ chức Dự bị Quân đội Miến Điện ( ARBO ). Anh thành lập "Lớp Tiểu đoàn" dựa trên các dân tộc ,có 15 tiểu đoàn bộ binh tại thời điểm độc lập ,4 trong số đó được tạo từ PBF .Các cựu sĩ quan PBF không có vị trí thế lực trong Bộ Chiến tranh và mệnh lệnh. Tất cả dịch vụ bao gồm kỹ sư quân sự, cung cấp và vận tải, khí tài và dịch vụ y tế, hải quân và không quân thuộc quyền chỉ huy của cựu sĩ quan ABRO và Quân đội Anh Miến.
 
{| class="wikitable"
Dòng 107:
|-
|}
Văn phòng chiến tranh được thành lập vào ngày 08 tháng 5 năm 1948 thuộc Bộ Quốc phòng và Văn phòng Hội đồng chiến tranh dưới sự quản lý của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng .Đứng đầu Văn phòng chiến tranh là Tham Mưu Trưởng, Phó Tham mưu trưởng, đứng đầu hải quân, đứng đầu không quân , Sĩ quan quản trị cao cấp và Chủ nhiệm tổng cục hậu cần. Phó Tham mưu trưởng (VCS), cũng là Tổng tham mưu trưởng và đứng đầu Văn phòng Tổng tham mưu. VCS giám sát các vấn đề Tổng tham mưu và có ba văn phòng chi nhánh: GS-1 hoạt động và Đào tạo, GS-2 nhân viên thuế và Kế hoạch; GS-3 tình báo. Quân đoàn tín hiệu và Quân đoàn kỹ thuật cũng chịu sự chỉ huy của Tổng tham mưu.
 
Ngày 14 tháng 4 năm 1948 ,Thông qua sắc lệnh quân sự Tổng Tham mưu trưởng thuộc Văn phòng chiến tranh và mang hàm cấp thiếu tướng .Sau đó được nâng lên hàm Trung tướng .Phó tổng tham mưu hàm Thiếu tướng.
 
==== Tổ chức lại 1956 ====
Dòng 116:
Năm 1960 [[U nu|U Nu]] tái đắc cử trở thành [[Thủ tướng Myanma|Thủ tướng]] và đảng Pyidaungsu tiếp tục dẫn dắt đất nước.
 
Ngày 2 tháng 3 năm 1962 ,Tổng tham mưu trưởng Ne Win tiến hành đảo chính lật đổ chính phủ và thành lập "Hội đồng Liên minh Cách mạng"
 
{| class="wikitable"
Dòng 170:
|}
 
Sau đó Miên Điện được quản lý bởi giới quân đội trong 12 năm ,Đảng Cương lĩnh xã hội chủ nghĩa Miến Điện là đảng duy nhất ,và thành viên đa phần là giới quân sự.
 
==== Đảo chính 1988 ====
Trong thời gian diễn ra cuộc biểu tình 8888 ,Chủ tịch Đảng Cương lĩnh Xã hội chủ nghĩa Miến Điện Ne Win ra tuyên bố về việc đàn áp biểu tình trên đài truyền hình.
 
Sau đó các Sư đoàn Bộ binh hạng nhẹ như 22 ,33 ,44 được bố trí tại [[Yangoon]] chống lại quân biểu tình và Bang Karen .Ngày 8 tháng 8 năm 1988 Sư đoàn Bộ binh hạng nhẹ 22 nổ súng vào người biểu tình đã dẫn tới cuộc biểu tình lớn trên khắp cả nước .
 
Vào ngày 18 tháng 9 năm 1988 ,Lực lượng vũ trang dưới quyền của tướng Saw Maung đã thành lập [[Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang|Hội đồng Khôi phục Trật tự và Pháp luật Liên bang]] ,bãi bỏ hiến pháp ban hành thiết quân luật .Tại thời điểm này quân đội chính thức kiểm soát cả nước.
 
==Xem thêm==