Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Rosa Luxemburg”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 19:
Năm 1898 Rosa Luxemburg làm đám cưới với một người làm nghề thợ khóa 24 tuổi tên Gustav Lübeck, để có quốc tịch Đức. Bà chuyển tới Berlin và gia nhập đảng SPD, đảng mà lúc đó trong phong trào công nhân được cho là một đảng xã hội cấp tiến nhất Âu châu.<ref>[[Ossip K. Flechtheim]]: ''Rosa Luxemburg.'' SOAK-Einführungen im Junius-Verlag 18, 1. Auflage 1985, S. 13.</ref>
 
Rosa Luxemburg đòichủ hỏi một cuộctrương đấu tranh giai cấp và thực tinh thầnhiện cách mạng vô sản. Nhờ tài ăn nói và khả năng phân tích bà trở thành lãnh tụ nhóm khuynh tả trong [[Đảng Dân chủ Xã hội Đức]] (SPD). Với vai trò đó năm 1899 bà tham dự vào cuộc thảo luận về cái gọi là chủ nghĩa xét lại ([[Revisionismus]]). [[Eduard Bernstein]] đại diện cho quan điểm, lợi ích của nhiều phía cho rằng những cải tổ xã hội sẽ điều chỉnh chủ nghĩa tư bản đưa đến xã hội chủ nghĩa, cũng có nghĩa là thay thế cách mạng bằng tiến hóa xã hội cho nên đảng SPD có thể sử dụng phương tiện nghị trường để đạt mục tiêu của họ (đảng SPD được hoạt động trở lại vào năm 1890, sau khi bị luật Sozialistengesetz cấm từ năm 1878).
 
Trong khi đó Rosa Luxemburg cho là, cuộc khủng hoảng kinh tế sắp tới sẽ làm rõ ràng sự đối nghịch giữa Tư bản và Lao động, cho nên Xã hội chủ nghĩa chỉ có thể hình thành được khi giai cấp vô sản lên nắm chính quyền và một cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất được thực hiện. Bà đòi loại những người xét lại ra khỏi đảng vì họ đã không còn theo đuổi mục đích ban đầu của đảng. Mặc dù những đòi hỏi này không được thực hiện, SPD dưới sự lãnh đạo của [[August Bebel]] và [[Karl Kautsky]] vẫn giữ chủ nghĩa Marx trong chương trình của họ. Trên thực tế họ theo đuổi con đường cải cách xã hội và cố gắng làm tăng số đại biểu trong quốc hội.