Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Trường Bình”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 103:
Theo lẽ thường binh pháp, nếu Bạch Khởi thực sự muốn tiêu diệt hoàn toàn đại quân Triệu thì quân Tần phải chiếm ưu thế so với kẻ địch. Tại Trường Bình, quân Triệu đến trước, quân Tần đến sau, theo Binh pháp Tôn Tử thì: ''“người thiện chiến xếp đặt người ta chứ không để người ta xếp đặt mình”'', do đó về điểm này quân Triệu lợi thế hơn<ref>Vương Tử Kim, Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 88</ref>.
 
Về quân số, quân Tần không chiếm ưu thế quân số so với quân Triệu<ref>Vương Tử Kim, Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 88. Các sách sử Trung Quốc hiện đại không nói rõ số quân Tần dưới quyền Bạch Khởi và số lượng mà Tần vương huy động ở Hà Nội (Trung Quốc) để chặn viện binh Triệu. Đông Chu Liệt Quốc cho biết số quân Tần trong tay Bạch Khởi chỉ có 20 vạn người.</ref>. Theo [[Binh pháp Tôn Tử]], ''“đông gấp 10 lần thì vây, gấp 2 thì chia cắt”'', tuy nhiên Bạch Khởi lại dùng quân Tần để chia cắt và vây quân Triệu đông hơn. Thậm chí ông còn vây quân Triệu ngặt nghèo, cũng trái với điều mà Tôn Tử viết: ''“Vây quân nên để hở”''<ref>Vương Tử Kim, Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 88</ref>.
 
Bạch Khởi toàn làm nhiều điều trái với sách vở, thế nhưng quân Tần trong suốt chiến dịch không hề bị suy giảm nhuệ khí mà ngày càng chiếm ưu thế, ngược lại quân Triệu dưới quyền Triệu Quát theo khuôn khổ binh pháp thì càng ngày càng nguy khốn với quân Tần. Bạch Khởi quả là danh tướng giỏi ứng biến, trăm trận trăm thắng, đã hiểu rõ chủ tướng của quân địch, khiến quân Triệu luôn bị bất ngờ và bị dồn vào thế không còn đường thoát<ref>Vương Tử Kim, Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 88</ref>.