Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hút thuốc thụ động”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (2) using AWB
Dòng 10:
Khói thuốc được coi là [[chất độc]] hại nhất trong môi trường cư trú. Khi hút thuốc, người hút thường thở ra 2 luồng khói chính và phụ và 20% khói thuốc bị hít vào trong luồng chính, 80 % còn lại được gọi là luồng phụ, nảy sinh khi kéo thuốc (giữa những lần hít vào) và khi tắt thuốc. Luồng khói chính nảy sinh tại 950°C và khói phụ 500°C, do đó luồng khói phụ tỏa ra nhiều chất độc hại hơn.
 
Khói thuốc cấu tạo từ một hỗn hợp [[chất khí|khí]] và [[bụi]]. Theo Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO), trong khói thuốc có khoảng 4000 chất hóa học, trong đó có 40 chất được xếp vào loại gây ung thư <ref>ARB, WHO 1999</ref>. gồm những chất như [[nicotin]], [[oxide carbon]], [[hắc ín]] và [[benzen]]e, [[formaldehyd]]e, [[ammonia]], [[acetone]], [[asen|arsenic]], [[hydrogen cyanide]] ảnh hưởng đến toàn bộ [[hệ thần kinh]], mạch máu và [[hệ nội tiết|nội tiết]] gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư.
 
Khói thuốc có thể tồn tại trong không khí hơn 2 giờ, ngay cả khi không còn nhìn hoặc ngửi thấy nữa. Do đó, những người thường xuyên sống hoặc làm việc cạnh người dùng thuốc lá có thể tiếp nhận lượng khói thuốc tương đương việc hút 5 điếu mỗi ngày. Theo [[Hiệp hội Ung thư Mỹ]], cứ mỗi giờ ở cùng phòng với một người hút thuốc lá, nguy cơ mắc [[ung thư phổi]] cao gấp 100 lần so với việc sống 20 năm trong tòa nhà chứa chất độc [[asen]] <ref name="thuoclagietcon">[http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/2008/05/3BA02D4F/ Hút thuốc lá là giết con]</ref>. Ngoài ra khói thuốc cũng gây [[ô nhiễm môi trường]].