Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Công suất điện xoay chiều”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 28:
Tỷ số giữa công suất thực và công suất biểu kiến trong mạch gọi là [[hệ số công suất]]. Khi dòng xoay chiều có dạng hình sin lý tưởng, hệ số công suất là [[côsin]] của góc lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện thế của dòng xoay chiều. Do vậy trên thực tế người ta hay ghi hệ số công suất như là " cos <math>\phi</math>" vì lý do này.
 
Hệ số công suất bằng 1 khi hiệu điện thế và cường độ dòng điện [[cùng pha]], và bằng 0 khi dòng điện nhanh hoặc chậm pha so với hiệu điện thế 90 độ. Hệ số công suất phải nêu rõ là nhanh hay chậm pha.
 
Đối với hai hệ thống truyền tải điện với cùng công suất thực, hệ thống nào có hệ số công suất thấp hơn sẽ có dòng điện xoay chiều lớn hơn vì lý do năng lượng quay trả lại nguồn lớn hơn. Dòng điện lớn hơn trong các hệ thống thực tiễn có thể tạo ra nhiều thất thoát hơn và làm giảm hiệu quả truyền tải điện năng. Tương tự, đoạn mạch có hệ số công suất thấp hơn cũng sẽ có công suất biểu kiến cao hơn và nhiều thất thoát năng lượng hơn với cùng một công suất thực được truyền tải.