Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Hồ Hoàn Kiếm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 46:
::- theo hiểu biết có hạn của tôi, Trần Quang Đức chưa đăng những thông tin này trên một tài liệu nào đủ làm nguồn dẫn cho wiki (sách, báo...) mà chỉ viết note trên FB, với wiki thì nó như là một nghiên cứu chưa công bố.
::Tôi hy vọng những thông tin trên sớm được hiện hữu trên wiki, điều kiện cần đã có , chỉ cần điều kiện đủ nữa thôi. Chúc vui [[Thành viên:Lưu Ly|Lưu Ly]] ([[Thảo luận Thành viên:Lưu Ly|thảo luận]]) 15:38, ngày 21 tháng 1 năm 2014 (UTC)
::: @Lưu Ly: Tôi có cuốn sách Tang Thương Ngẫu Lục do bản dịch của Đạm Nguyên, Đại Nam, tr. 181, nhà xuất bản Giáo Dục năm 1970 có đoạn "Hồ Hoàn Kiếm ở bên cạnh phường Báo Thiên, thành Thăng Long, thông với nước ngoài sông, hình thể rất to rộng. Hồ này là nơi đức Thái Tổ Hoàng Đế (triều trước) đánh rơi thanh kiếm.
Hồi Thái Tổ khởi nghĩa, ngài bắt được một thanh gươm cổ. Khi làm vua, ngài thường vẫn đeo thanh gươm đó. Một hôm chơi thuyền ở trong hồ, chợt thấy một con ba-ba rất lớn nổi lên mặt nước, bắn nó không trúng. Ngài bèn lấy thanh gươm mà chỉ. Bất đồ, thanh kiếm rơi xuống nước mất, con ba-ba cũng lặn theo. Ngài giận, sai lấp cửa hồ lại, đắp cái bờ ngang, tát hết nước để tìm, nhưng chẳng thấy đâu cả. Đời sau nhân cái vết bờ ấy chia hồ ra làm hai: tả vọng, hữu vọng. Cuối đời Cảnh Hưng, bỗng có một vệt sáng từ cái đảo trong hồ vọt lên cao, sáng rực tan ra rồi tắt, người ta cho là thanh bảo kiếm bay đi "
:::Ngoài ra trong cuốn "Quốc văn giáo khoa thư lớp sơ đẳng", 1948, tr. 94 của Trần Trọng Kim, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận cũng có viết "Trong thành phố Hà Nội có một cái hồ gọi là hồ Hoàn Kiếm. Tục truyền rằng một hôm vua Lê Thái Tổ ngự ra câu cá ở bờ hồ, chỗ gần sở Đốc lý bây giờ, bỗng có một con rùa thật lớn nổi lên trên mặt nước. Vua lấy thanh bảo kiếm ném con rùa, thì nó lặn xuống, rồi nó đem thanh kiếm lên trả vua. Bởi thế mới đặt tên là Hoàn Kiếm…".
Quay lại trang “Hồ Hoàn Kiếm”.