Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chính thống giáo Đông phương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
thống nhất từ ngữ trong một bài
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{Kitô giáo}}
'''Chính Thống giáo Đông phương''' là nhánh Kitô giáo lớn thứ nhì trên thế giới, sau [[Giáo hội Công giáo Rôma]]. Đây là nhóm các giáo hội Kitô giáo đại diện cho truyền thống [[Kitô giáo Đông phương]]. Chính Thống giáo truy nguyên nguồn gốc của họ về Kitô giáo sơ khai và tuyên bố họ mới là sự tiếp nối duy nhất và chính thống của giáo hội do Chúa Kitô thiết lập, xem chính mình là [[Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền]]. Trong thiên niên kỉ đầu của Kitô giáo, Chính Thống giáo Đông phương và [[Giáo hội Công giáo Rôma|Công giáo Rôma]] cùng là một giáo hội, mặc dù có một số khác biệt giữa đông phương và tây phương. Vào [[thế kỷ 11|thế kỉ thứ 11]], các khác biệt này dẫn đến cuộc [[Ly giáo Đông - Tây]] năm [[1054]], phân chia thành Chính Thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma.
 
Tín hữu Chính Thống giáo vẫn xem giáo hội của mình là truyền thống Kitô giáo trung thành nhất với các giá trị thần học bắt nguồn từ thời hội thánh tiên khởi. Giáo hội cấu trúc tổ chức bao gồm các giáo phận độc lập cùng chia sẻ một nền thần học, đặt dưới quyền cai quản của các Giám mục có nhiệm vụ bảo vệ các truyền thống giáo hội được lưu truyền từ [[Mười hai sứ đồ|Mười hai Sứ đồ]] qua quyền [[tông truyền]], đặc biệt là [[Thánh Anrê]].
Dòng 8:
*Giáo huấn và truyền thống giáo hội được bảo tồn bởi các tín hữu thời kỳ hội thánh sơ khai được lưu truyền từ các sứ đồ, cùng các truyền thống khác được phát triển sau này nhằm mở rộng và làm sáng tỏ các giáo huấn nguyên thủy.
*[[Tân Ước]] viết cho tín hữu thời kỳ hội thánh sơ khai và trình bày các giáo lý đã có sẵn của hội thánh (ngụ ý Giáo hội là nền tảng của Tân Ước).
Giáo hội thiết lập và bảo tồn lịch Kitô giáo nguyên thủy (dựa trên [[lịch Julius|lịch Julian]]), xác lập những ngày lễ kỷ niệm các sự kiện quan trọng trong cuộc đời Chúa Giê-su.
 
Theo dòng lịch sử, các giáo hội Chính Thống chịu ảnh hưởng [[văn hóa Hi Lạp]] liên kết với [[Alexandria]], [[Constantinopolis]] (nay là [[Istanbul]]), cùng các thành phố khác thuộc nền văn minh Hi Lạp; trong khi đó Giáo hội Rôma liên kết với [[Đế quốc La Mã|La Mã]] thuộc [[văn hóa Latin]] và phương Tây. Sự khác biệt ngày càng gia tăng khi [[Đế quốc La Mã|Đế chế La Mã]] bị chia cắt thành hai phần: phương Đông và phương Tây.