Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cải tạo kinh tế tại Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 27:
Sau đó, để công hữu hóa tư liệu sản xuất và đưa công nhân lao động lên làm chủ nhà máy, xí nghiệp, sau năm 1975 chính quyền cách mạng đã tiến hành vận động hai đợt cải tạo công thương nghiệp. Kết quả là đã quốc hữu hóa tài sản của 171 nhà tư sản mại bản, 59 tư sản công thương nghiệp cỡ lớn, tạo ra 400 xí nghiệp quốc doanh, 14.000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, thu hút 270.000 công nhân và lao động, vận động hồi hương lập nghiệp và từng bước phân bố lại lao động<ref>http://www.hochiminhcity.gov.vn</ref>.
 
==Nội dung cải tạo ở miền Nam sau 1975==
Những nhà tư sản lớn của Sài Gòn - TP HCM thời đó phần lớn đã di tản ra nước ngoài, thành phố chỉ còn các doanh nghiệp loại vừa như các chủ nhà in, chủ xưởng thủ công, chủ cửa hàng, cửa hiệu... Các ông chủ này; kể cả những người làm nghề chuyên môn và chỉ là tiểu chủ như chủ hiệu thuốc tây bị buộc phải [[kê khai tài sản]], vốn liếng rồi [[trưng thu]], [[tịch thu]], [[trưng mua]] và buộc họ không được làm kinh doanh, phải chuyển qua sản xuất nông nghiệp, nhiều người phải rời khỏi thành phố. Nhiều cửa hàng nhỏ, vốn liếng chẳng có bao nhiêu, một số tiệm ăn, tiệm cà phê... cũng bị niêm phong, định giá và chuyển qua sản xuất quốc doanh, hợp tác xã<ref name="vietbao.vn">http://vietbao.vn/Phong-su/Ke-bien-tai-san/40132736/263/</ref>.