Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cải tạo kinh tế tại Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 26:
===Cải tạo công thương nghiệp===
Cho đến Ngày thống nhất, Sài Gòn đã có cả một cơ sở vật chất, kinh tế kỹ thuật lớn nhất miền Nam và khu vực, nơi tập trung hơn 80% năng lực sản xuất công nghiệp cả miền Trung, miền Nam. Ở đây tập trung hơn 38.000 cơ sở công nghiệp, [[tiểu thủ công nghiệp]] lớn nhỏ, trong đó có 766 công ty và 8.548 cơ sở công nghiệp tư nhân.
 
Tại trung ương lúc đó có một ban chuyên thực hiện cải tạo công thương nghiệp tư doanh có tên [[Ban cải tạo công thương nghiệp tư doanh Trung ương]]. Đến năm 1983, Ban này được giải tán, song lại thành lập [[Vụ cải tạo công thương nghiệp tư doanh]] thuộc Văn phòng [[Hội đồng Bộ trưởng]].<ref>[http://209.85.175.104/search?q=cache:KxdwDGT9oCcJ:vbqppl1.moj.gov.vn/law/vi/1981_to_1990/1983/198311/198311100001/lawproperties_view+%22c%E1%BA%A3i+t%E1%BA%A1o+c%C3%B4ng+th%C6%B0%C6%A1ng+nghi%E1%BB%87p%22&hl=vi&ct=clnk&cd=1&gl=vn]</ref>. Tại TP HCM, lúc đó, ông Đỗ Mười là người đứng ra thực hiện công tác cải tạo và làm rất tích cực<ref>"Làm người là khó", Hồi ký của ông [[Đoàn Duy Thành]]</ref>.
 
Sau đó, để công hữu hóa tư liệu sản xuất và đưa công nhân lao động lên làm chủ nhà máy, xí nghiệp, sau năm 1975 chính quyền cách mạng đã tiến hành vận động hai đợt cải tạo công thương nghiệp. Kết quả là đã quốc hữu hóa tài sản của 171 nhà tư sản mại bản, 59 tư sản công thương nghiệp cỡ lớn, tạo ra 400 xí nghiệp quốc doanh, 14.000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, thu hút 270.000 công nhân và lao động, vận động hồi hương lập nghiệp và từng bước phân bố lại lao động<ref>http://www.hochiminhcity.gov.vn</ref>.