Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Làng dân tộc Vân Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “''Làng văn hóa dân tộc Vân Nam'' là công viên ngoài trời thuộc thành phố Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc. Làng văn hóa này mô…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 10:42, ngày 31 tháng 1 năm 2014

Làng văn hóa dân tộc Vân Nam là công viên ngoài trời thuộc thành phố Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc. Làng văn hóa này mô phỏng và thu nhỏ mô hình kiến trúc của các dân tộc với tỷ lệ 1 : 1, sau đó làng của người dân tộc nào thì đưa người của dân tộc đó đến ở để tạo thành làng văn hóa dân tộc, nơi đây là hình ảnh thu gọn của các dân tộc tỉnh Vân Nam. Làng văn hóa dân tộc tỉnh Vân Nam nằm ở vùng ngoại ô phía Tây Nam thành phố Côn Minh, phía bắc Hồ Điền Trì. Tổng diện tích làng là 89 ha. Nơi đây đã được xếp hạng du lịch Quốc gia 4A - là di tích quan trọng cấp quốc gia.

Tỉnh Vân Nam là tỉnh rất đặc biệt, bởi trong số 56 dân tộc, thì riêng Vân Nam có 25 dân tộc thiểu số và dân tộc Hán nữa là 26 dân tộc, chiếm gần 50% tổng số các dân tộc của cả nước Trung Quốc và là vùng có người dân tộc thiểu số đông nhất Trung Quốc. Vân Nam cũng là nơi ngoài phong cảnh đẹp ra còn có nhiều phong tục, tập quán và bản sắc văn hóa dân tộc nhất Trung Quốc. Nhưng do Vân Nam là tỉnh nhiều rừng núi nhất, phát triển không đồng đều, vùng sâu, vùng xa giao thông chưa phát triển nên không tiện đi lại cho du khách. Bởi vậy,làng văn hóa dân tộc là nơi thu nhỏ bản sắc văn hóa dân tộc, mang đến cho du khách cái nhìn về bản sắc văn hóa dân tộc của Trung Hoa.

Tới thăm làng văn hóa dân tộc quý khách sẽ được tìm hiểu những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc, đồng thời được thưởng thức những món ăn dân tộc, những vũ điệu truyền thống của từng dân tộc khác nhau.

8 làng của các dân tộc Thái (Dai), Bạch (Bai), Di (Yi), Nạp Tây (Naxi), Ngõa (Wa), Bố Lãng (Bulang), Ki Nô (Jino), Lạp Thổ (Lahu) và nhà của người Ma Thoa (Mosuo) đã được xây dựng xong. Mỗi làng đều có kiến trúc khác nhau (nhà cửa, đình, chùa…) của mỗi dân tộc và những cô gái mặc y phục, đồ trang sức sặc sỡ. Vào giờ quy định, các nghệ nhân trong làng tuần tự trình diễn ca múa nhạc truyền thống hết làng này đến làng khác. Thỉnh thoảng, làng còn tổ chức lễ hội tưng bừng đầy màu sắc và lễ nghi cưới hỏi cổ truyền.[1]

Tham khảo

  1. ^ http://www.dulichconminh.com/langvanhoadantoctinhvannam/