Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cải tạo kinh tế tại Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 3:
==Cải tạo kinh tế tại miền Bắc Việt Nam==
{{chính|Cải tạo kinh tế tại miền Bắc Việt Nam}}
Trước tiên, vấn đề cải tạo này đã được thực hiện tại miền Bắc sau năm 1954. Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố: ''Thời kỳ khôi phục kinh tế đã kết thúc và mở đầu thời kỳ phát triển kinh tế một cách có kế hoạch''.

Tháng 11/1958, Đảng Lao động quyết định đề ra kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa trong 3 năm 1958-1960 và tiến hành [[cải tạo xã hội chủ nghĩa]] (bao gồm hợp tác hoá nông nghiệp và cải tạo tư bản tư doanh)<ref>Lê Mậu Hãn (chủ biên), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư,..., ''Đại cương Lịch sử Việt Nam tập 3'', NXB Giáo dục, 2007. Trang 147, 148.</ref><ref>[http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic=9&leader_topic=545&id=BT2090533685 Báo cáo về nhiệm vụ kế hoạch ba năm (1958-1960) phát triển và cải tạo kinh tế quốc dân], Văn kiện Đảng, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam</ref>, kế hoạch phát triển và cải tạo kinh tế, phát triển văn hóa của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 12 năm 1958<ref>[http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=950 NGHỊ QUYẾT VỀ TÌNH HÌNH, NHIỆM VỤ VÀ KẾ HOẠCH 3 NĂM (1958 - 1960) PHÁT TRIỂN VÀ CẢI TẠO KINH TẾ, PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ], QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ HỌP KHOÁ THỨ IX, CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP</ref>.
 
Từ ngày 16 đến ngày 30/4/1959 và từ ngày 1 đến ngày 10/6/1959, tại Hà Nội, [[Ban Chấp hành Trung ương Đảng]] khoá II đã họp [[Hội nghị lần thứ 16]] (mở rộng) và ra Nghị quyết Về vấn đề hợp tác hoá nông nghiệp và cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh theo chủ nghĩa xã hội<ref name="cpv.org.vn">http://www.cpv.org.vn/print_preview.asp?id=BT1590681200</ref>.
 
Nghị quyết Hội nghị này khẳng định: "Một trong những nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa là xoá bỏ kinh tế tư bản tư doanh, xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, xoá bỏ [[bóc lột]] [[chủ nghĩa tư bản|tư bản chủ nghĩa]], xoá bỏ [[giai cấp tư sản]]." Sau đó chủ trương này được khẳng định nhiều lần là "xóa bỏ giai cấp tư bản và kinh doanh tư bản chủ nghĩa".<ref>http://www.cpv.org.vn/details.asp?id=BT1850365420</ref>
 
Hội nghị này xác định: "Đảng chủ trương từng bước "cải tạo hoà bình" công thương nghiệp tư bản [[tư doanh]] nhằm cải tạo [[quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa]], xoá bỏ chế độ [[chiếm hữu tư nhân]] về [[tư liệu sản xuất]], giải phóng công nhân trong xí nghiệp tư bản tư doanh; cải tạo người tư sản thành người lao động; đẩy mạnh sản xuất, cải tiến quản lý trong các xí nghiệp; giáo dục, tuyên truyền tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
 
Trong thời kỳ khôi phục kinh tế (1954-1957), Đảng đã thi hành chính sách sử dụng, hạn chế, bước đầu cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Hội nghị này phân tích: "Sử dụng, hạn chế và cải tạo là ba mặt liên quan mật thiết với nhau. Để sử dụng, phải hạn chế, có hạn chế được mới sử dụng được tốt, và đồng thời với việc sử dụng và hạn chế, thì phải cải tạo kinh tế tư bản tư doanh từng bước từ hình thức thấp lên hình thức cao, tiến đến hoàn toàn cải tạo".
 
Hội nghị cho rằng đã có đủ điều kiện để đẩy cuộc vận động hoà bình cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh tiến tới một bước quyết định, đưa xí nghiệp tư bản tư doanh từ hình thức thấp và vừa lên hình thức cao của chủ nghĩa [[tư bản nhà nước]], chủ yếu là hình thức [[công tư hợp doanh]], chuyển chế độ chiếm hữu tư bản chủ nghĩa về căn bản thành chế độ sở hữu của Nhà nước và trên cơ sở quan hệ sản xuất mới đó, biến dần người tư sản dân tộc thành người lao động.
 
Hội nghị đã đề ra hình thức cải tạo và những chính sách cụ thể. Hình thức xí nghiệp công tư hợp doanh là hình thức chủ yếu để cải tạo những xí nghiệp tương đối lớn, quan trọng; ngoài ra, các xí nghiệp khác sẽ cải tạo theo hình thức [[xí nghiệp hợp tác]]. Những chính sách cụ thể nhằm thực hiện tốt các hình thức cải tạo đã được hội nghị đề ra như: kiểm kê và định giá tài sản; định chính sách lãi và mức lãi; xếp công việc cho người tư sản và gia đình họ...<ref name="cpv.org.vn"/>.
 
===Cải tạo nông nghiệp===
Đến cuối năm 1960, ở miền Bắc có 84,8% số hộ nông dân đã gia nhập hợp tác xã, chiếm 76% tổng diện tích canh tác, 520 hợp tác xã ngư nghiệp chiếm 77,2% tổng số hộ đánh cá, có 269 hợp tác xã nghề muối chiếm 85% tổng số hộ làm muối.<ref name="1955-1975">Giai đoạn 1955-1975: Xây dựng CNXH và Đấu tranh thống nhất đất nước, [http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchinhsachthanhtuu?categoryId=797&articleId=10001575 Phần 2: Hoàn thành Cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển kinh tế và văn hóa - đưa miền Bắc vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội], Cổng Thông tin điện tử Chính phủ</ref>