Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận chiến đảo Rennell”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 21:
Trong trận đánh này, các [[oanh tạc cơ phóng ngư lôi]] Nhật Bản, để bảo vệ cho [[Chiến dịch Ke|cuộc triệt thoái của quân Nhật ra khỏi Guadalcanal]], đã mở nhiều cuộc không kích trong hai ngày vào các chiến hạm Hoa Kỳ ở phía nam đảo này. Trong khi đó, các chiến hạm Hoa Kỳ đóng tại vị trí này ngoài việc chặn đánh bất kỳ tàu Nhật nào gần khu vực này còn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ đoàn tàu vận tải đưa lính Mỹ tăng viện đến đảo.
 
Sau những trận không kích của máy bay Nhật, Hải quân Hoa Kỳ mất một tuần dương hạm hạng nặng, một khu trục hạm bị thương nặng và các chiến hạm còn lại buộc phải rút khỏi phía nam quần đảo Solomon. Hải quân Mỹ được đẩy lùi trong trận hải chiến này đã giúp phía Nhật Bản triệt thoái thành công lính Nhật trên đảo Guadalcanal vào ngày [[7 tháng 2]] năm 1943, chính thức chấm dứt chiến dịch kéo dài 6 tháng trên đảo này.
 
== Hoàn cảnh ==
Dòng 27:
Ngày [[7 tháng 8]] năm [[1942]], lực lượng [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|Đồng Minh]] (chủ yếu là Hoa Kỳ) đã đổ bộ lên [[Guadalcanal]], [[Tulagi]] và [[nhóm đảo Nggela]] (thường đựoc gọi là ''nhóm đảo Florida'') thuộc [[quần đảo Solomon]]. Cuộc đổ bộ này nhằm mục đích đập tan kế hoạch của người Nhật biến quần đảo này thành căn cứ đe dọa tuyến đường vận tải giữa [[Úc]] và [[Hoa Kỳ]], đồng thời cũng chiếm luôn quần đảo để làm nơi xuất phát cho các chiến dịch cô lập căn cứ chính của hải quân Nhật là [[Rabaul]] và yểm trợ cho quân Đồng Minh trong [[Chiến dịch New Guinea]]. Cuộc đổ bộ này đã chính thức mở đầu cho Chiến dịch Guadalcanal kéo dài 6 tháng sau đó.<ref>{{harvnb|Frank O. Hough|pp=235–236}}</ref>
 
Nỗ lực tăng viện cuối cùng của quân Nhật cho Guadalcanal (sau nhiều thất bại trong việc đẩy lùi quân Đồng Minh khỏi đảo trước đó) trong [[Trận hải chiến Guadalcanal]] vào đầu tháng 11 năm 1942. Từ đó, Hải quân Nhật chỉ có thể tiếp tế cho lực lượng trên đảo một cách hạn chế bằng các đoàn tàu chuyển vận, thường là [[khu trục hạm]] hoặc [[tàu ngầm]] vào ban đêm để tránh máy bay Đồng Minh, được Đồng Minh gọi là "Tốc hành Tokyo."<ref>{{harvnb|Frank O. Hough|pp=526}}.</ref> Việc tiếp tế và bổ sung lực lượng không đủ khiến cho từ ngày 7 tháng 12 năm 1942, mỗi ngày có trung bình 50 lính Nhật chết vì suy dinh dưỡng, bệnh tật hoặc các cuộc tấn công của quân Đồng Minh.<ref>{{harvnb|Frank O. Hough|pp=527}}.</ref> Ngày [[12 tháng 12]] năm 1942, Hải quân Nhật đề nghị bỏ Guadalcanal. Ban đầu Lục quân Nhật phản đối với hi vọng vẫn còn có thể tái chiếm Guadalcanal nhưng đến ngày 31 tháng 12, Bộ Tổng tư lệnh Đế quốc Nhật Bản bằng sự phê chuẩn của [[Thiên Hoàng]] [[Hirohito]] đã đồng ý triệt thoái toàn bộ quân Nhật ra khỏi đảo và thiết lập một tuyến phòng thủ mới cho quần đảo Solomon tại [[New Georgia]].<ref>{{harvnb|Paul S.Dull|1978|p=261}}.</ref>
 
Cuộc triệt thoái được mang tên [[Chiến dịch Ke|Chiến dịch ''Ke'']] (ケ号作戦) và dự tính bắt đầu từ ngày [[14 tháng 1]] năm [[1943]].<ref name="Dull268">{{harvnb|Paul S.Dull|1978|p=268}}.</ref> Một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thành công của chiến dịch là chiếm ưu thế trên không. Từ ngày 28 tháng 1 năm 1943, không quân Nhật gia tăng hoạt động để ngăn chặn không quân và các chiến hạm Đồng Minh phá hỏng giai đoạn cuối của kế hoạch triệt thoái.<ref>{{harvnb|Frank O. Hough|pp=541}}.</ref> Quân Đồng Minh nhầm tưởng chiến dịch ''Ke'' là một nỗ lực mới của quân Nhật nhằm tái chiếm Guadalcanal.<ref>{{harvnb|Samuel Eliot Morison|1958|p=351}}.</ref> Cùng thời điểm này, Đô đốc [[William Halsey, Jr.]], chỉ huy trưởng quân Đồng Minh tại mặt trận Nam Thái Bình Dương bị các thượng cấp gây áp lực buộc phải thay thế [[Trung đoàn Thủy quân lục chiến 2 (Hoa Kỳ)|Trung đoàn Thủy quân lục chiến số 2]] đã chiến đấu tại Guadalcanal từ tháng 8 bằng lính Lục quân.<ref>{{harvnb|Frank O. Hough|pp=577}}.</ref> Halsey nhân đó muốn cùng lúc thay thế quân tại Guadalcanal đồng thời ngăn chặn hải quân Nhật yểm trợ cho cuộc tấn công mới của quân Nhật.<ref name="McGee216">{{harvnb|William L. McGee|2002|p=216}}.</ref> Ngày 29 tháng 1 năm 1943, Halsey đưa năm lực lượng đặc nhiệm đến nam quần đảo Solomon để bảo vệ đoàn chuyển vận hạm và chặn đánh bất kỳ chiến hạm Nhật nào trong khu vực. Năm lực lượng đặc nhiệm baonày gồmcó tổng cộng hai [[hàng không mẫu hạm]], hai [[hàng không mẫu hạm hộ tống]], ba [[thiết giáp hạm]], 12 [[tuần dương hạm]] và 25 khu trục hạm.<ref>{{harvnb|Samuel Eliot Morison|1958|p=352}}.</ref>
 
Đoàn chuyển vận hạm được gọi là Nhóm Đặc nhiệm 62.8, bao gồm bốn tàu chở quân và bốn khu trục hạm.[16]<ref>{{harvnb|Frank O. Hough|pp=577-578}}.</ref> Lực lượng trực tiếp bảo vệ đoàn chuyển vận và đi đầu là Lực lượng Đặc nhiệm 18 (Task Force 18 - TF 18) chỉ huy bởi Chuẩn đô đốc [[Robert C. Giffen]] bao gồm ba tuần dương hạm hạng nặng USS ''[[USS Wichita (CA-45)|Wichita]]'', ''[[USS Chicago (CA-29)|Chicago]]'' và ''[[USS Louisville (CA-28)|Louisville]]'', ba tuần dương hạm hạng nhẹ ''[[USS Montpelier (CL-57)|Montpelier]]'', ''[[USS Cleveland (CL-55)|Cleveland]]'' và ''[[USS Columbia (CL-56)|Columbia]]'', hai hàng không mẫu hạm hộ tống ''[[USS Chenango (CVE-28)|Chenango]]'' và ''[[USS Suwannee (CVE-27)|Suwannee]]'' và tám khu trục hạm. Kỳ hạm của TF 18 là chiếc ''Wichita''.<ref name="Crenshaw62">{{harvnb|Russell Sydnor Crenshaw|1998|p=62}}.</ref> Lực lượng đặc nhiệm hàng không mẫu hạm, chủ lực là chiếc USS ''[[USS Enterprise (CV-6)|Enterprise]]'' ở vị trí phía sau TF 18 và TG 62.8 khoảng 400 km (250 dặm). Các chiến hạm còn lại cách sau đó khoảng 240 km (150 dặm). Đô đốc Giffen cùng chiếc ''Wichita'' và hai hàng không mẫu hạm hộ tống vừa trở về từ [[Chiến dịch Bắc Phi|Bắc Phi]] sau khi tham gia [[Chiến dịch Torch]].<ref>{{harvnb|Samuel Eliot Morison|1958|p=352-353}}.</ref> Còn chiếc ''Chicago'' cũng vừa trở lại chiến đấu sau khi hoàn tất việc sửa chữa những hư hỏng gặp phải tại [[Trận chiến đảo Savo]] sáu tháng trước đó.<ref name="Crenshaw62"/>
 
== Diễn biến chiến dịch ==
Dòng 40:
Lo ngại về khả năng các tàu ngầm Nhật tấn công theo như cảnh báo của tình báo Đồng Minh, Giffen sắp xếp các tuần dương hạm và khu trục hạm theo đội hình chống tàu ngầm chứ không phải đội hình chống không kích. Các tuần dương hạm di chuyển song song theo hai hàng dọc, cách nhau mỗi chiếc 2,3 km (2.500 dặm) với lần lượt ''Wichita'', ''Chicago'' và ''Louisville'' bên phải còn ''Montpelier'', ''Cleveland'' và ''Columbia'' bên trái. Sáu khu trục hạm tạo thành một hình bán nguyệt đường kính 3,2 km (2 dặm) phía trước đoàn tuần dương hạm.<ref name="guadalcanal578"/>
 
Trên đường đi, lực lượng của Giffen đã bị cácCác tàu ngầm Nhật (hoặc [[thủy phi cơ]]) đã phát hiện lực lượng của Giffen trên đường đi gửi báo cáo về tổng hành dinh hải quân.<ref name="Morison354"/><ref>{{harvnb|Osamu Tagaya|2001|pp=66}}.</ref> Chiều ngày 29 tháng 1, theo báo cáo của các tàu ngầm, 16 oanh tạc cơ [[Mitsubishi G4M]] "Betty" (thuộc Liên đoàn Bay 705) và [[Mitsubishi G3M]] "Nell" (thuộc Liên đoàn Bay 701) trang bị [[ngư lôi]] cất cánh từ Rabaul tấn công đoàn tàu của Giffen. Trên đường đi, một chiếc G3M gặp vấn đề động cơ phải quay về. Chỉ huy Liên đoàn 705 là Đại úy Nakamura Tomō còn chỉ huy Liên đoàn 701 là Thiếu tá Hagai Joji.<ref name= "guadalcanal578"/><ref>{{harvnb|Samuel Eliot Morison|1958|p=354-355}}; {{harvnb|Osamu Tagaya|2001|pp=66}}.</ref>
=== Ngày 29 tháng 1 ===
[[File:RennellBattleMap.jpg|thumb|left|Mũi tên màu đỏ thể hiện cuộc không kích của các oanh tạc cơ Nhật còn mũi tên màu đen là Lực lượng đặc nhiệm 18 đang ở vị trí giữa đảo Rennell và Guadalcanal đêm 29 tháng 1 năm 1943]]
Khi mặt trời lặn, TF 18 hướng về phía tây bắc. Ở vị trí 80 km (50 dặm) phía bắc đảo Rennell và 260 km (160 dặm) phía nam Guadalcanal, nhiều chiến hạm của Giffen bằng [[radar]] đã phát hiện nhiều máy bay không xác định cách đội hình 97 km (60 dặm) về phía tây. Do phải giữ im lặng vô tuyến, Giffen đã không đưa bất kỳ mệnh lệnh nào về các đối tượng không xác định đó.<ref name="Crenshaw62"/> Khi mặt trời lặn, các máy bay tuần tra của TF 18 từ các hàng không mẫu hạm hộ tống buộc phải hạ cánh do trời tối, khiến cho các tàu chiến của Giffen không còn được bảo vệ ở trên không.<ref>{{harvnb|Samuel Eliot Morison|1958|p=355}}.</ref>
 
Các máy bay mà radar bắt được tín hiệu chính là 31 [[oanh tạc cơ phóng ngư lôi]] Nhật Bản, lúc này đang tập trung ở phía nam TF 18 để có thể tấn công từ hướng đông và bằng cách này giấu mình trong màn đêm còn ngược lại các chiến hạm của Giffen lại lrõlộ rõ hình dạng qua hoàng hôn của chân trời phía tây. Các máy bay của Liên đoàn 705 tấn công trước tiên vào lúc 19 giờ 19 phút tuy nhiên tất cả ngư lôi phóng ra đều không trúng đích mà còn mất một máy bay bởi hỏa lực phòng không từ các tàu chiến của Giffen.<ref name= "guadalcanal579">{{harvnb|Frank O. Hough|pp=579}}; {{harvnb|Osamu Tagaya|2001|pp=66}}.</ref>
 
Tin rằng cuộc tấn công đã kết thúc, Giffen lệnh cho các tàu chiến của mình bỏ lối di chuyển zigzag và tiếp tục hướng về Guadalcanal với lộ trình và vận tốc như cũ. Trong khi đó, một [[trinh sát cơ]] Nhật Bản bắt đầu thả pháo sáng và phao đèn để đánh dấu lộ trình và vận tốc của TF 18 cho các oanh tạc cơ của Hagai có thể tấn công.<ref name= "Crenshaw63">{{harvnb|Russell Sydnor Crenshaw|1998|p=63}}; {{harvnb|Osamu Tagaya|2001|pp=66}}.</ref>
 
Lúc 19 giờ 38 phút, các máy bay của Liên đoàn 701 phóng hai ngư lôi đánh trúng tuần dương hạm ''Chicago'', làm cho nó bị thương nặng và sau đó là dừng bất động cộng với ngập nước nặng. Một trái ngư lôi khác trúng tuần dương hạm ''Wichita'' nhưng không phát nổ. Đổi lại phía Nhật mất hai máy bay do hỏa lực phòng không và Liên đoàn trưởng Hagai (thuộc một trong hai máy bay trên) cũng tử trận trong cuộc tấn công này. Lúc 20 giờ 8 phút, Giffen lệnh cho các tàu của mình xoay hướng, giảm vận tốc xuống còn 15 hải lý (28 km/giờ) và ngừng hỏa lực phòng không. Các máy bay Nhật Bản không còn có thể dựa vào ánh lửa đầu nòng pháo phòng không để phát hiện các tàu chiến nên rời khỏi khu vực vào lúc 23 giờ 55.<ref name="guadalcanal579"/><ref>{{harvnb|Osamu Tagaya|2001|pp=66}}.</ref> Trong màn đêm, chiếc ''Louisville'' ra sức kéo chiếc ''Chicago'' rời khỏi khu vực trận đánh về hướng nam và được hộ tống bởi các chiến hạm còn lại của TF 18.<ref>{{harvnb|Samuel Eliot Morison|1958|p=358-359}}.</ref>
 
=== Ngày 30 tháng 1 ===
[[File:ChicagoTow.jpg|thumb|right|USS ''Louisville'' (bên phải) kéo tuần dương hạm ''Chicago'' bị thương vào sáng ngày 30 tháng 1 năm 1943]]
Halsey ngay lập tức tiến hành các biện pháp để bảo vệ chiếc ''[[USS Chicago (CA-29)|Chicago]]'', lệnh cho các hàng không mẫu ham hộ tống luôn phải duy trì máy bay tuần tra, lực lượng đặc nhiệm ''Enterprise'' hỗ trợ cho việc tuần tra trên và đưa chiếc tàu dắt ''Navajo'' thay cho ''Louisville'' làm nhiệm vụ kéo ''Chicago'' về vào lúc 8 giờ.<ref name="Crenshaw63"/> Từ buổi sáng cho đến 14 giờ chiều, nhiều trinh sát cơ Nhật Bản đã tiếp cận TF 18. Mặc dù bị các máy bay tuần tra Mỹ đuổi đánh, các trinh sát cơ này cũng đã kịp ghi nhận và báo cáo lại vị trí của chiếc ''Chicago''. Lúc 12 giờ 15, một lực lượng gồm 11 oanh tạc cơ phóng ngư lôi của Liên đoàn bay 751 Nhật Bản, căn cứ tại [[Kavieng]] và bay ngang [[Buka]] đã được triển khai để tấn công chiếc tuần dương hạm đang bị thương. Một quan sát viên bờ biển người [[Úc]] tại quần đảo Solomon đã cảnh báo quân Mỹ về các oanh tạc cơ trên và ước tính khi chúng đến mục tiêu là 16 giờ. Tuy nhiên, Halsey thay vì giữ lực lượng mạnh bảo vệ ''Chicago'' đã lệnh cho các tuần dương hạm còn lại để chiếc ''Chicago'' ở lại phía sau và hướng về [[Efate]] tại [[New Hebrides]]. Các tàu chiến khởi hành lúc 15 giờ, chỉ để lại sáu khu trục hạm bảo vệ ''Chicago'' và ''Navajo''.<ref>{{harvnb|Frank O. Hough|pp=579-580}}; {{harvnb|Osamu Tagaya|2001|pp=66–67}}.</ref>
 
Vào lúc 15 giờ 40 phút, hàng không mẫu hạm ''Enterprise'' lúc này cách chiếc ''Chicago'' 69 km đã phóng mười chiến đấu cơ làm nhiệm vụ tuần tra quanh chiếc tuần dương hạm bị thương này. Bốn chiến đấu cơ trong quá trình tuần tra đã phát hiện và bắn rơi một chiếc oanh tạc cơ Nhật làm nhiệm vụ trinh sát. 14 phút sau, radar của ''Enterprise'' phát hiện ra dấu hiệu những chiếc oanh tạc cơ Nhật đang bay đến nên chiếc hàng không mẫu hạm này đã phóng lên thêm mười chiến đấu cơ nữa. Trong khi đó, các hàng không mẫu hạm hộ tống gặp vấn đề trong việc cất cánh các máy bay nên đã không tham gia vào trận đánh cho đến tận khi nó kết thúc.<ref>{{harvnb|Samuel Eliot Morison|1958|p=360}}.</ref>
[[File:RennellBattleMap2.jpg|thumb|left|Mũi tên màu đỏ thể hiện cuộc không kích của các oanh tạc cơ Nhật vào chiếc ''Chicago'' (vòng tròn màu vàng) sáng ngày 30 tháng 1 năm 1943. Mũi tên màu đen là các chiến đấu cơ của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ.]]
 
Ban đầu, các oanh tạc cơ Nhật dự tính tấn công ''Enterprise'' nhưng sau đó đã chuyển hướng sang ''Chicago'' khi bị sáu chiến đấu cơ tuần tra đuổi đánh. Một số oanh tạc cơ khác của Liên đoàn 751 bị bốn chiến đấu cơ Hoa Kỳ và hỏa lực phòng không từ các khu trục hạm quanh ''Chicago'' chặn đánh. Hai oanh tạc cơ bị bắn hạ khi chưa kịp làm gì, sáu chiếc khác cùng số phận sau đó nhưng đã kịp phóng ngư lôi. Trong bốn chiếc oanh tạc cơ G4M còn lại, một chiếc mất một động cơ nhưng vẫn quay về được căn cứ, một chiếc hạ cánh tại [[Munda (Quần đảo Solomon)|Munda, New Georgia]] và ba chiếc còn lại đến sân bay Ballale tại [[quần đảo Shortland]].<ref>{{harvnb|Frank O. Hough|pp=580-581}}; {{harvnb|Osamu Tagaya|2001|pp=67}}.</ref>
 
Một ngư lôi đánh trúng buồng động cơ trước của khu trục hạm USS [[USS La Vallette_(DD-448)|''La Vallette'']], giết chết 22 thủy thủ và làm chiếc tàu bị thương nặng. ''Chicago'' bị trúng đến bốn ngư lôi, một quả nơi cầu tàu và ba quả vào khu vực động cơ. Hạm trưởng Ralph O. Davis của ''Chicago'' ra lệnh bỏ tàu, chiếc tàu chìm phần đuôi trước khi chìm hoàn toàn 20 phút sau đó, kéo theo cái chết của 62 thủy thủ.<ref>{{harvnb|Frank O. Hough|pp=581}}.</ref> ''Navajo'' và các khu trục hạm khác đã cứu sống được 1.049 người từ chiếc ''Chicago''.<ref>{{harvnb|Russell Sydnor Crenshaw|1998|p=64-65}}.</ref> Các oanh tạc cơ Nhật dự tính tấn công lần cuối cùng nhưng không tìm được vị trí các tàu Mỹ. Toàn bộ chiến hạm còn lại của TF 18 trong đó có ''La Vallette'' được chiếc ''Navajo'' kéo về cảng Espiritu Santo mà không gặp sự cố gì thêm. Khu trục hạm ''La&nbsp;Vallette'' được sữa chữa cho đến tận ngày 6 tháng 8 năm 1943.<ref>{{harvnb|Samuel Eliot Morison|1958|p=363}}. ''Dictionary of American Fighting Ships'', [http://www.history.navy.mil/danfs/l1/la_vallette-ii.htm]</ref>
 
== Kết quả ==
Dòng 67:
Về mục tiêu vận chuyển binh lính của phía Hoa Kỳ, do các máy bay Nhật bận đối phó với TF 18, các chuyển vận hạm Đồng Minh đã hoàn thành suôn sẻ việc thay quân cho lực lượng Thủy quân lục chiến còn lại tại Guadalcanal. Các lực lượng đặc nhiệm còn lại của hải quân Đồng Minh, bao gồm hai lực lượng đặc nhiệm hàng không mẫu hạm, chốt tại [[Biển San Hô]] và chuẩn bị đón chặn một cuộc tấn công mới của quân Nhật phía nam quần đảo Solomon.<ref name="Morison363"/>
 
Trên thực tế, thay vì đổ quân tiếp viện như Đồng Minh dự đoán, quân Nhật đã [[Chiến dịch Ke|triệt thoái thành công khỏi Guadalcanal]] một cách bí mật trong vòng ba đêm giữa ngày 2 và 7 tháng 2 năm 1943 khi TF 18 rút lui khiến cho lực lượng hải quân còn lại của Đồng Minh cực kỳ ít ỏi. Chỉ đến khi chiến dịch thành công, quân Đồng Minh mới nhận ra ý định thực sự của quân Nhật.<ref name="Dull268"/> Tuy nhiên điều này cũng chính thức chấm dứt Chiến dịch Guadalcanal với thắng lợi hoàn toàn thuộc về Đồng Minh và bắt đầu giai đoạn phản công của họ trên chiến trường Thái Bình Dương.
 
== Chú thích ==
Dòng 77:
=== Nguồn tham khảo ===
{{Refbegin}}
* {{cite book | last = Crenshaw | first = Russell Sydnor | year = 1998 | chapter = | title = South Pacific Destroyer: The Battle for the Solomons from Savo Island to Vella Gulf | publisher = NavalNhà Institutexuất Pressbản Học viện Hải quân | isbn = 1-55750-136-X}}
* {{cite book | last = Dull | first = Paul S. | year = 1978 | chapter = | title = A Battle History of the Imperial Japanese Navy, 1941–1945 | publisher = NavalNhà Institutexuất Pressbản Học viện Hải quân | isbn = 0-87021-097-1}}
* {{cite book | last = Frank | first = Richard B. | authorlink = Richard B. Frank | year = 1990 | title = Guadalcanal: The Definitive Account of the Landmark Battle | publisher = [[Penguin Group]] | location = New York | isbn = 0-14-016561-4}}
* {{cite book | last = McGee | first = William L. | year = 2002 | chapter = The Six-Month Struggle for Guadalcanal | title = The Solomons Campaigns, 1942–1943: From Guadalcanal to Bougainville—Pacific War Turning Point, Volume 2 (Amphibious Operations in the South Pacific in WWII) | publisher = BMC Publications | isbn = 0-9701678-7-3}}
* {{cite book | last = Morison | first = Samuel Eliot | authorlink = Samuel Eliot Morison | year = 1958 | chapter = Chương 15 | title = The Struggle for Guadalcanal, August 1942 – February 1943'', tập 5 của ''History of United States Naval Operations in World War II | publisher = [[Little, Brown and Company]] | location = Boston | isbn = 0-316-58305-7}}
Dòng 96:
[[Thể loại:Xung đột năm 1943]]
[[Thể loại:Chiến dịch Guadalcanal]]
 
{{Link FA|en}}