Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh tôn giáo Pháp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 70:
Mặc dù những tranh chấp đã kết thúc với sự ra đời của Chỉ dụ Nantes, những bất đồng về quyền tự do chính trị được ban cho người Huguenot làm gia tăng sự bất ổn trong suốt [[thế kỷ 17]]. Những người chống đối cho rằng điều này sẽ dẫn đến tình trạng ‘một nhà nước trong nhà nước’ và sẽ trở thành nguồn bất ổn kéo dài suốt thế kỷ 17. Quyết định của [[Louis XIII của Pháp|Vua Louis XIII]] đem đức tin Công giáo trở lại phần đất tây nam nước Pháp khiến khởi phát các cuộc nổi dậy của người Huguenot. Theo [[Hòa ước Montpellier]] năm [[1622]], con số các thị trấn (cũng là thành trì kiến cố) của người Huguenot bị cắt giảm xuống còn hai thành: La Rochelle và Montauban. Sau đó lại xảy ra chiến tranh, trong đó có cuộc bao vây thành La Rochelle, quân đội nhà vua dưới quyền lãnh đạo của Hồng y [[Richelieu]] phong tỏa thành phố suốt 14 tháng. Chiếu theo [[Hòa ước La Rochelle]] năm [[1629]], một số quyền lợi của người Kháng Cách về quân sự và mục vụ bị thu hồi, nhưng vẫn duy trì những quyền tự do tôn giáo họ có được trước khi bùng nổ cuộc chiến.
[[Tập tin:Lodewijk XIV zittend.jpg|150px|nhỏ|[[Louis XIV của Pháp|Louis XIV]] (''Louis Đại đế'')]]
Trong những năm còn lại của triều Louis XIII, nhất là khi [[Louis XIV của Pháp|Vua Louis XIV]] còn nhỏ tuổi, việc thực thi chỉ dụ thay đổi mỗi năm. Năm [[1661]] Louis XIV, đặc biệt căm ghét người Huguenot, sau khi nắm triều chính liền bác bỏ một số quyền lợi dành cho người Huguenot trong chỉ dụ. Năm [[1681]], nhà vua cho tiến hành chính sách ''dragonnades'' dọa dẫm người Huguenot nhằm buộc họ cải đạo sang Công giáo Rôma hoặc phải trốn ra nước ngoài. Cuối cùng, vào tháng 10 năm [[1685]], Louis XIV ban hành [[Chỉ dụ Fontainebleau]] thu hồi Chỉ dụ Nantes và xem Kháng Cách là tôn giáo bất hợp pháp tại nước Pháp. Việc thu hồi Chỉ dụ Nantes đã gây ra nhiều thiệt hại cho nước Pháp, nhiều người Kháng Cách chọn rời bỏ quê hương hơn là cải đạo, mang theo họ các kỹ năng công nghiệp cần thiết cho nền [[kinh tế]] Pháp thời ấy như nghề dệt lụa, chế tạo đồng hồ, và phép đo thị lực. Ước tính trong hai thập niên có khoảng từ 200 .000 đến 500 .000 người Huguenot ra đi,<ref>[[:en:Jackson J. Spielvogel|Spielvogel]], ''Western Civilization — Volume II: Since 1500'' (5th Edition, 2003) p.410</ref> hầu hết tìm đến sinh sống ở [[Anh]], [[Phổ]], Cộng hòa Hà Lan, và [[Thụy Sĩ]]. Ngày [[17 tháng 1]] năm [[1686]], Louis XIV tuyên bố nay chỉ còn từ 1 .000 đến 1 .500 trong tổng số từ 800 .000 đến 900 .000 người Kháng Cách còn sinh sống ở Pháp.<ref>[[:en:Edict of Fontainebleau|Edict of Fontainebleau]]</ref>.
 
Đến đầu [[thế kỷ 18]], khá đông người Kháng Cách sinh sống trong vùng [[Cévennes]] xa xôi trên cao nguyên [[Massif Central]]. Cuộc nổi dậy năm [[1702]] của cư dân ở đây, vẫn thường gọi là dân [[Camisard]], dẫn đến một cuộc chiến kéo dài đến năm [[1715]], sau đó dân Camisard được để cho sống yên bình.