Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tỉnh của Nhật Bản”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{Phân cấp hành chính Nhật Bản}}
'''Tỉnh''' là cấp hành chính địa phương thứ nhất trong hai cấp hành chính địa phương chính thức hiện nay ở [[Nhật Bản]]. Cấp hành chính này có tổng cộng 47 đơn vị, trong đó [[Tōkyō|Tokyo]] được gọi là ''đô'' (東京都 ''Đông Kinh đô''), [[Hokkaidō|Hokkaido]] được gọi là ''đạo'' (北海道 ''Bắc Hải đạo''), [[Kyōto]] cùng với [[Ōsaka|Osaka]] được gọi là ''phủ'' (京都府 ''Kinh Đô phủ'', 大阪府 ''Đại Phản phủ'') và 43 đơn vị cấp tỉnh còn lại được gọi là ''huyện'' (県 ''ken''). Tuy nhiên, giữa ''đô'', ''đạo'', ''phủ'' và ''huyện'' hiện nay không có phân biệt gì về mặt quyền hạn hành chính. Người đứng đầu mỗi đô đạo phủ huyện là [[TrịTri sự (Nhật Bản)|Thống đốc]], do dân bầu trực tiếp từng nhiệm kỳ 4 năm. Các tỉnh được chia thành các [[đơn vị hành chính cấp hạt của Nhật Bản|hạt]], bao gồm các thành phố (市 ''thị''), thị trấn (町 ''đinh'') và làng (村 ''thôn''); riêng ở Tokyo còn có 23 khu đặc biệt (特別区 ''đặc biệt khu'').
 
Hệ thống hành chính hiện tại được [[chính quyền Minh Trị]] thiết lập từ [[tháng bảy|tháng 7]] năm [[1871]] sau khi [[phế phiên, lập huyện|bãi bỏ hệ thống phiên]] (廃藩置県 ''haihan-chiken'', phế phiên trí huyện). Dù ban đầu có hơn 300 đạo phủ huyện, con số này được giảm xuống còn 72 cuối năm [[1871]] và xuống còn 47 đô đạo phủ huyện năm [[1888]]. [[Luật tự trị địa phương]] năm [[1947]] đã ban cho các đơn vị cấp dưới quốc gia này nhiều quyền lực chính trị hơn.