Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chất béo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Hoahip (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Adia (thảo luận | đóng góp)
Đổi hướng đến Lipid
Dòng 1:
#REDIRECT [[Lipid]]
Các '''chất béo''' được cấu tạo từ một nhóm các hợp chất thường tan được trong các dung môi hữu cơ và hầu hết là không tan trong nước. Một cách hóa học, các chất béo thường là hợp chất Trieste của glycerin và các axit béo. Các chất béo có thể ở dạng rắn hay lỏng ở nhiệt độ phòng phụ thuộc vào cấu trúc và thành phần của chúng. Mặc dù những từ như “dầu”, “chất béo”, "lipid"… đều được dùng để chỉ chất béo nhưng “dầu” thường được dung để chỉ những chất béo ở thể lỏng ở nhiệt độ phòng, trong khi "chất béo" lại là những chất béo ở thể rắn. “Lipid” lại được dùng để chỉ cả hai loại và thêm nhiều các chất liên quan khác. Ngoài ra, “dầu” còn được dùng để chỉ các chất không hòa tan trong nước và tạo cảm giác nhờn như xăng, dầu nóng, bất kể cấu trúc hóa học cảu chúng có giống nhau hay không.
 
Các chất béo tạo thành một nhóm lipid, khác với các nhóm lipid khác ở thành phần hóa học và tỉ lệ vật lý. Nhóm phân tử này có vai trò rất quan trọng vơi nhiều dạng sự sống, cả về mặt cấu trúc và trao đổi vật chất. Chúng là một phần quan trọng trong khẩu phần ăn của các sinh vật dị dưỡng (kể cả con người). Các chất béo hay lipid bị phá vỡ trong cơ thể dưới tác dụng của enzim lipases được tạo ra ở tuyến tụy.
 
Ví dụ về các loại mỡ động vật ăn được là mỡ lợn, dầu cá, bơ và bơ sữa trâu. Các loại này đều có thể lấy được từ chất béo trong sữa, thịt vầ dưới da động vật. Ví dụ về những loại mỡ thực vật là dầu dừa, dầu đậu nành, dầu hạt hướng dương, dầu vừng, dầu lạc, dầu oliu… Bơ thực vật và dầu từ các loại rau thường được dùng để nướng bánh.