Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gia Long”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xvn (thảo luận | đóng góp)
Xvn (thảo luận | đóng góp)
Dòng 385:
;Vợ
Ông không đặt [[hoàng hậu]], mà chỉ cao nhất là hoàng phi. Các tước hiệu của các bà vợ nói dưới đây đều là được phong sau khi mất.
*Thừa Thiên Cao Hoàng hậu, [[tên húy|húy]] '''Tống Thị Lan'''<ref name="Thi Long 2">Thi Long, tr. 84</ref>, con ông Thái Bảo Khuông Quận Công, húy Tống Phước Khuông và bà Quốc Phu Nhân Lê Thị. Bà được Nguyễn Ánh cưới về năm ông được 18 tuổi, tính tình bà cẩn trọng, đoan trang rất được ông quý mến. Ghi chép về hành trạng của bà không có nhiều chỉ có một số chi tiết như vào năm 1873, khi Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đem hết gia quyến chạy ra đảo Phú Quốc, bà đã giao con mình là hoàng tử Cảnh khi ấy mới 4 tuổi cho giám mục [[Pigneau de Béhaine]] sang Pháp cầu viện, nhà vua giao cho bà nửa thoi vàng làm tin rồi sang Xiêm. Sau đó, bà là người đã đứng ra chăm sóc cả gia đình Nguyễn Ánh khi ông còn phiêu bạt, thậm chí có lần đánh trống đốc binh cứu được Nguyễn Ánh khi ông bị Tây Sơn vây ngặt<ref>Tôn Thất Bình, tr. 44</ref>. Sau khi Nguyễn Ánh chiếm lại được phú xuân và lên ngôi hoàng đế, ông hỏi bà về nửa thoi vàng năm xưa, bà đưa ra và vua Gia Long mừng rỡ nói: "''Vàng này còn giữ được, đó thật là ân trời đã giúp trong lúc nguy nan, chẳng nên quên lãng. Vậy phải đề giành về sau cho con cháu biết''" rồi lấy nữa thoi ráp thành hoàn chỉnh rồi giao hết cho bà<ref name="Thi Long">Thi Long, tr. 85</ref><ref name="Tôn Thất Bình 2">Tôn Thất Bình, tr. 45</ref>. Bà mất năm [[1814]], [[hiệp táng]] tại lăng Thiên Thọ, làng Định Môn, huyện [[Hương Trà]], tỉnh [[Thừa Thiên]].
*Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, huý '''Trần Thị Đang'''<ref name="Thi Long"/>, con ông Lễ Bộ Tham Tri Trần Hưng Đạt. Bà Trần Thị Đang sinh tại làng Văn Xá, [[Hương Trà]], [[Thừa Thiên]]; là người giỏi thơ văn, cần kiệm liêm chính. Theo vua Gia Long những ngày ông còn long đong phiêu bạt nên rất được ông quý mến. Bà chính là mẹ của hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm, người mà sau này là vua [[Minh Mạng]]<ref name="Thi Long"/>. Bà băng hà năm [[1846]]. Lăng của bà là Thiên Thọ Hữu, trong khu vực Thiên Thọ Lăng.
 
Hai bà đều tôn thờ tại Án Chánh Miếu ở [[Thế Tổ Miếu (hoàng thành Huế)|Thế Miếu]] trong Đại Nội [[kinh thành Huế]].
 
*Ngoài ra, ông còn có một người vợ nữa là bà Tam Cung '''Lê Thị Ngọc Bình'''. Lê Thị Ngọc Bình là công chúa con vua [[Lê Hiển Tông]], em gái [[công chúa Ngọc Hân]], là vợ của vua [[Cảnh Thịnh]] nhà Tây Sơn<ref name="Thi Long 2">Thi Long, tr.86</ref>. Năm 1802, khi quân Nguyễn tiến quân vào Phú Xuân<ref name="Thi Long"/>, Ngọc Bình không kịp chạy theo vua Cảnh Thịnh, Nguyễn Ánh gặp và say mê trước sắc đẹp của bà, và kiên quyết lấy bà mặc cho mọi lời can ngăn<ref name="Thi Long 2"/>. Sau đó phong làm Đệ Tam Cung<ref> name="Tôn Thất Bình, tr. 45<2"/ref>.
 
*Ngoài các người vợ kể trên, vua Gia Long còn có gần trăm bà<ref> name="Tôn Thất Bình, tr. 45<2"/ref> phi khác là con của các quan tiến cung<ref name="Tôn Thất Bình"/>. Để tránh làm tổn thương các quan, nhà vua không thể từ chối được việc dâng tiến này nên dù có tuổi ông vẫn phải nạp phi<ref name="Tôn Thất Bình">Tôn Thất Bình, tr. 46-47</ref>. Hậu cung thường xảy xung đột và vua Gia Long tỏ ra không ưa thích chốn hậu cung như thế, có lần ông đã từng miêu tả việc này trong câu nói: "''chốc nữa trẫm sẽ ở giữa một đám yêu phụ làm trẫm đinh tai nhức óc''"<ref>Tôn Thất Bình, tr. 46</ref> và câu đánh giá về phụ nữ của ông: "''Trẫm muốn sửa đổi lại cả thế giới, nhất là đàn bà, vì họ đều đáng ghê sợ hơn đàn ông''"<ref>Tôn Thất Bình, tr. 47</ref>.
;Con cái
Vua Gia Long có 15 hoàng tử và 18 công chúa<ref>{{harvnb|Gia tộc Nguyễn Phước|2006}}</ref><ref>{{harvnb|Gia tộc Nguyễn Phước|2006b}}</ref>.