Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại học Chicago”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Wkpda (thảo luận | đóng góp)
Wkpda (thảo luận | đóng góp)
Dòng 46:
Viện Đại học Chicago được Hội Giáo dục Baptist Hoa Kỳ thành lập vào năm 1890 như một cơ sở giáo dục phi tôn giáo, dành cho cả nam lẫn nữ,<ref>{{cite book | last = Goodspeed | first = Thomas Wakefield | title = A History of the University of Chicago | publisher = The [[University of Chicago Press]] | year = 1916 | location = Chicago|page=137 | isbn = 0-226-30367-5}}</ref> với tiền hiến tặng từ tỉ phú dầu lửa [[John D. Rockefeller]] và được xây dựng trên phần đất do Marshall Field hiến tặng.<ref>{{cite web | title = History | publisher = University of Chicago | url = http://www.uchicago.edu/about/history.shtml | accessdate =May 26, 2011}}</ref> Viện đại học này là một cơ sở độc lập về mặt pháp lý; nó thay thế cho viện đại học có cùng tên gọi của những người theo phái [[Baptist]], vốn đã đóng cửa vào năm 1886 vì những khó khăn tài chính và khủng hoảng lãnh đạo triền miên.<ref name="frederick"/> William Rainey Harper trở thành viện trưởng đầu tiên của viện đại học hiện đại này vào ngày 1 tháng 7 năm 1891, và viện đại học mở cửa đón sinh viên vào học vào ngày 1 tháng 10 năm 1892.<ref name="frederick">{{cite book | last= Rudolph | first= Frederick | title=The American College and University: A History | publisher=Knopf | year=1962 | page=351 | url=http://books.google.com/?id=3se-H1Y_l7kC&pg=PA351&lpg=PA351&dq=%22october+1,+1892%22+goodspeed&q=%22october%201%2C%201892%22%20goodspeed | isbn= 978-0-8203-1284-2}}</ref>
 
Trường kinh doanh được thành lập vào năm 1898,<ref>{{cite web|url=http://www.chicagobooth.edu/about/history.aspx|title=Chicago Booth History|publisher=University of Chicago Booth School of Business|accessdate=September 8, 2009}}</ref> và trường luật được thành lập vào năm 1902.<ref>{{cite web|url=http://www.law.uchicago.edu/school/history|title=History of the Law School|publisher=University of Chicago Law School|accessdate=September 8, 2009}}</ref> Harper qua đời vào năm 1906;<ref>{{cite web|url=http://president.uchicago.edu/history/harper.shtml|title=History of the Office:William Rainey Harper|publisher=University of Chicago|accessdate=September 8, 2009}}</ref> sau Harper là ba vị viện trưởng khác liên tiếp nắm giữ chức vụ cho đến năm 1929.<ref>{{cite web|url=http://president.uchicago.edu/history/|title=History of the Office|publisher=University of Chicago|accessdate=September 8, 2009}}</ref> Trong thời kỳ này, Viện Đông phương (Oriental Institute) được thành lập để hỗ trợ và diễn giải những kết quả khảo cổ ở vùng đất mà ngày đó gọi là Cận Đông (Near East).<ref>{{cite web|url=http://oi.uchicago.edu/research/history/|title=A Brief History of the Oriental Institute|publisher=The Oriental Institute|quote=Since its establishment in 1919, The Oriental Institute has sponsored archaeological and survey expeditions in every country of the Near East.}}</ref>
 
Trong thập niên 1890, vì sợ rằng nguồn lực to lớn của mình sẽ làm tổn hại các trường nhỏ hơn vì thu hút hết sinh viên giỏi, Viện Đại học Chicago đã liên kết với một số trường và viện đại học trong vùng: Trường Đại học Des Moines, Trường Đại học Kalamazoo, Trường Đại học Butler, và Viện Đại học Stetson. Theo thỏa thuận liên kết, các trường vừa kể được yêu cầu phải có những khóa học tương đương với những khóa học ở Viện Đại học Chicago, phải báo trước với viện đại học bất kỳ sự bổ nhiệm hay sa thải giảng viên nào, không được bổ nhiệm giảng viên nếu không có sự chấp thuận của viện đại học, và phải gởi bản sao các bài thi để được nhận góp ý. Viện Đại học đồng ý trao bằng cho bất cứ sinh viên năm cuối sắp tốt nghiệp nào từ trường liên kết nếu sinh viên này đạt được điểm A trong suốt bốn năm học, và trao bằng cho bất cứ sinh viên tốt nghiệp nào học thêm 12 tuần ở Viện Đại học. Sinh viên hay giảng viên của một trường liên kết được hưởng chế độ miễn học phí ở Viện Đại học, và sinh viên Chicago được phép theo học ở một trường liên kết và được hưởng chế độ tương tự và được công nhận tín chỉ. Viện Đại học cũng đồng ý cung cấp cho các trường liên kết sách và trang thiết bị và dụng cụ khoa học với một mức giá nào đó; cung cấp những giảng viên biệt phái mà các trường liên kết không phải trả tiền, ngoại trừ chi phí đi lại; và cung cấp miễn phí mỗi bản một cuốn sách hay tạp chí do Nhà xuất bản Viện Đại học Chicago ấn hành. Thỏa thuận này cũng quy định rằng một trong hai bên có thể chấm dứt sự liên kết này bằng cách thông báo cho bên kia biết theo đúng quy định. Một số giáo sư ở Viện Đại học Chicago thời đó không thích chương trình này vì công sức mà họ bỏ ra thêm không được đền bù, và họ cho rằng nó hạ thấp danh tiếng học thuật của Viện Đại học Chicago. Chương trình này chấm dứt vào năm 1910.<ref>Gilbert Lycan, ''Stetson University: The First 100 Years at 70-72,'' pp. 165-185 (Stetson University Press, 1983)</ref>