Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pháp Xứng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 15 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q457990 Addbot
Câu này là sai hoàn toàn LĐ đề nghị cắt bỏ Pháp Xưng không hề đại diện tí nào cho Duy thức, ngươc lại ông bảo vệ luận điểm Trung quán thông qua quan điểm "dòng tâm thưc (xin xem bài Anh ngữ)
Dòng 3:
==Pháp Xứng hệ phái Duy thức==
[[Tập tin:Dharmakirti.gif|nhỏ|phải|Chân dung Pháp Xứng]]
Một trong những Luận sư quan trọng nhất của triết học đạo Phật, đại điện quan điểm của [[Duy thức tông]] (sa. ''vijñānavādin'') và Nhân minh học (sa. ''hetuvidyā''), sống trong thế kỉ thứ 7 (~ 600-650) tại Nam Ấn Độ và là môn đệ của [[Hộ Pháp]] (sa. ''dharmapāla'') tại Na-lan-đà ([[Thập đại luận sư]]).
 
Sư sinh ra trong một gia đình theo đạo [[Bà-la-môn]] (sa. ''brāhmaṇa'') và đã tinh thông tất cả những môn học thời đó lúc còn trẻ. Sau đó, Sư bắt đầu nghiên cứu, tu học Phật pháp với tư cách của một [[Cư sĩ]]. Phật học lôi cuốn Sư đến mức Sư bỏ đạo Bà-la-môn, đến viện [[Na-lan-đà]] thụ giới cụ túc và tham học với Hộ Pháp. Các tác phẩm của [[Trần-na]] (sa. ''dignāga'', ''diṅnāga'') tại viện Phật học này chính là yếu tố ngộ đạo của Sư. Sau khi kết thúc giai đoạn tu tập, Sư bắt đầu công việc hoằng hoá, xiển dương đạo Phật, viết nhiều luận giải, đại diện Phật giáo tham dự nhiều cuộc tranh luận. Trong những cuộc tranh luận này, Sư dùng Nhân minh học để hàng phục đối phương và trong lĩnh vực này, truyền thống Tây Tạng đặt Sư lên một địa vị cao hơn cả Trần-na. Trong những năm cuối đời mình, Sư từ bỏ việc chu du đây đó và lui về một trụ trì một Tinh xá tại Orissa (bây giờ là Kālinga) và mất tại đây.