Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Friedrich I của Thánh chế La Mã”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n v
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 49:
Lúc đó vương quyền rất yếu, vua không có thực quyền. Nhà vua được các công vương bầu lên, nhưng chỉ cai quản lãnh địa riêng của mình, và không thực sự có quyền gì trên các phần khác của vương quốc. Vương miện hoàng đế được truyền từ dòng họ này sang dòng họ khác, để ngăn ngừa một dòng họ nào chiếm lấy làm của riêng mình. Khi Friedrich I Hohenstaufen lên ngôi vua năm 1152, vương quyền thực tế đã vô chủ trong 25 năm, và ở một chừng mực nào đó là hơn 80 năm. Tài lực khi đó tập trung chủ yếu ở các thành phố giàu có miền bắc Ý, nơi chừng nào theo danh nghĩa vẫn thuộc về hoàng đế Đức<ref>Cantor, N. F. ''Medieval History'', Macmillan and Company, 1969, p. 302-3.</ref> Dòng dõi Salia chấm dứt khi vua Heinrich V từ trần năm 1125. Các thân vương Đức không chịu trao vương miện cho cháu vua là quận công Schwaben, vì sợ rằng ông này sẽ tập trung vương quyền của Heinrich V. Thay vào đó, họ chọn Lothiar (1125 - 1137), ông này vướng vào vòng tranh chấp với nhà [[Hohenstaufen]], và thông gia với nhà [[Welf]]. Một người của nhà Hohenstaufen giành được ngai vàng là Konrad III (1137 - 1152), và khi Friedrich Barbarossa kế nhiệm chú mình, ông có cơ hội tốt để chấm dứt xự xung khắc giữa hai nhà, vì ông xuất thân từ cả hai nhà. Nhưng quận công Welf xứ [[Sachsen]] là Heinrich Sư tử không hài lòng. Ông tiếp tục coi dòng vua Hohenstaufen là địch thủ. Barbarossa có các lãnh địa Schwaben và [[Franken]], có cá tính mạnh mẽ, nhưng cũng chỉ có thế, để xây dựng nên đế quốc của mình.<ref>Cantor, N. F., ibid. p. 428-429.</ref>
 
Nước Đức mà Friedrich muốn thống nhất khi đó là một tập hợp chắp vá gồm hơn 1.600 tiểu quốc, mỗi tiểu quốc cai trị bởi một ông hoàng. Một vài tiểu quốc như Bayern và Sachsen tương đối lớn, đa phần còn lại nhỏ đến mức khó mà chỉ ra được trên bản đồ.<ref>Dahmus, p. 359, ibid.</ref> Danh vị dành cho vua Đức khi đó là "Caesar", "Augustus" và "hoàng đế người La Mã". Lúc Friedrich đăng quang, các danh tước đó chỉ còn là hư danh<ref>Brown, R. A., ''The Origins of Modern Europe'', Boydell Press, 1972.</ref> FrederickFriedrich là một người thực tế, ông đối tiếp các vương hầu Đức trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Không giống như [[Henry II của Anh]], FrederickFriedrich không tìm cách chấm dứt chế độ [[phong kiến]] [[Trung Cổ]], mà tìm cách hồi phục nó, nhưng điều này vượt quá khả năng của ông. Những phe phái lớn nhất trong cuộc nội chiến tranh giành ảnh hưởng tại Đức là Giáo hoàng, Hoàng đế, phe Ghibellini - tức nhà Hohenstaufen, và phe Guelfo - tức nhà Welf. Không phe nào trong số đó nổi trội hẳn lên được.<ref>Davis, R. H. C. ''A History of Medieval Europe'', Longmans, 1957, p. 318-319.</ref>
 
== Trỗi dậy ==
Dòng 61:
Friedrich Barbarossa rời nước Ý vào mùa thu năm 1155 để chuẩn bị cho một cuộc viễn chinh mới và còn gay go hơn nữa.
 
Tình hình hỗn loạn lúc đó lan tràn tại Đức, đặc biệt là tại xứ Bayern, nhưng hòa bình đã được vãn hồi bởi các hoạt động mạnh mẽ, nhưng có tính xoa dịu của Friedrich. Đất quận công Bayern được chuyển từ tay bá tước Áo là [[HenryHeinrich II Jasomirgott]], cho người bà con đáng gờm của Friedrich là Heinrich Sư tử, quận công xứ [[Sachsen]], thuộc nhà [[Guelph]], cha ông này vốn kiểm soát cả hai vùng. HenryHeinrich II Jasomirgott được phong làm quận công [[Áo]], để bù lại việc mất Bayern. Với chính sách thỏa hiệp với các lực lượng chính của các thân vương Đức và chấm dứt nội chiến trong vương quốc, Friedrich ve vãn Henry của Áo bằng cách ban cho Henry chỉ dụ [[Privilegium Minus]], phong Henry từ bá tước thành quận công Áo, việc chưa từng xảy ra. Đây được xem là cột mốc quan trọng, đánh dấu việc tách Áo khỏi Bayern, mở đầu cho việc thành lập nước Áo độc lập. Đây cũng là một sự nhân nhượng lớn từ phía Friedrich, vì ông hiểu rằng ông phải hòa giải với Heinrich Sư tử, thậm chí phải chia sẻ quyền lực nếu cần. Ông không thể ra mặt đối đầu với Heinrich ngay được.<ref>Davis, R. H. C., ''A History of Medieval Europe'', Longmans, 1957, p. 319.</ref> Ngày [[9 tháng 6]] năm 1156 tại [[Würzburg]], Friedrich cưới Béatrice I, quận chúa [[Bourgogne]], con gái và là người thừa kế của bá tước [[Renaud III xứ Bourgogne]], và như vậy thêm vào lãnh địa của mình vùng đất rộng lớn Bourgogne.
 
[[Tháng sáu|Tháng 6]] năm [[1158]], Friedrich tiến hành cuộc viễn chinh Ý lần thứ hai, được hỗ trợ bởi Heinrich Sư tử và quân Sachsen của ông ta. Kết quả của cuộc viễn chinh là ông thiết lập các tướng lãnh Hoàng gia tại các thành phố bắc Ý, thành [[Milano]] nổi dậy và bị chinh phục, và ông bắt đầu cuộc đấu tranh dai dẳng với Giáo hoàng [[Giáo hoàng Alexanđê III|Alexanđê III]]. Để đối lại việc ông bị rút phép thông công bởi Giáo hoàng năm 1160, Friedrich tuyên bố ủng hộ địch thủ của Giáo hoàng là Victor IV (1159-1164).<ref>Dahmus, J., ''The Middle Ages, A Popular History'', Doubleday & Co. Garden City, New York, 1969, p. 295.</ref> Friedrich muốn triệu tập một hội đồng cùng với vua Louis của Pháp năm 1162 để quyết định ai sẽ là Giáo hoàng. Vua Louis đã đến gần nơi diễn ra hội nghị, thì biết rằng Friedrich đã dồn phiếu chống Giáo hoàng Alexanđê III, nên vua Louis quyết định không đến nữa. Kết quả là vấn đề này không được giải quyết xong khi đó.<ref>Munz, Peter. ''Frederick Barbarossa: A Study in Medieval Politics''. Cornell University Press, Ithaca and London, 1969, p. 228.</ref>
Dòng 80:
Tiếp đó, ông đưa quân đội Đế quốc tiến đánh Sachsen. Heinrich bị các đồng minh bỏ rơi, và cuối cùng Heinrich phải chấp nhận đầu hàng vào [[tháng mười một|tháng 11]] năm [[1181]]. Heinrich phải chịu lưu vong trong 3 năm tại triều đình cha vợ mình là [[Henry II của Anh]] tại [[Normandie|Normandy]], trước khi được phép trở lại Đức. Heinrich sống những ngày cuối đời mình tại Đức với danh vị Quận công Brunswick trong một lãnh thổ nhỏ hẹp hơn rất nhiều. Khát vọng báo thù của Friedrich như vậy đã hoàn tất, Heinrich Sư tử giờ sống một cuộc đời bình lặng, bảo trợ nghệ thuật và kiến trúc.
 
Dù đã hạ bệ được Heinrich Sư tử, Friedrich không thể nào du nhập được hệ thống phong kiến tập quyền kiểu [[Anh]] vào Đức được.<ref>Cantor, N. F., ibid. pp. 433-434.</ref> Ông phải đối diện với thực trạng hỗn loạn tại các tiểu quốc Đức, với nội chiến diễn ra liên miên giữa các công vương giành giật ngôi vị và đất đai. Sự thống nhất nước Ý dưới quyền lãnh đạo của hoàng đế Đức cũng chỉ là hư danh. Dù rằng đã tuyên bố quyền bá chủ của hoàng đế Đức, nhưng thực quyền trên đất Ý nằm trong tay Giáo hoàng.<ref>Le Goff, J. ibid. pp. 102-3.</ref> Trở về Đức sau thất bại tại bắc Ý, FrederickFriedrich phải ngậm bồ hòn làm ngọt, hoàn toàn kiệt lực. Các công vương Đức, thay vì phục tùng dưới trướng hoàng đế, lại thu thập của cải, quyền lực, củng cố thế lực của mình. Bắt đầu xuất hiện khuynh hướng trong xã hội nhằm "thiết lập [[đế quốc Đức|nước Đại Đức]]" bằng cách chinh phục [[người Slav]]ơ ở phía đông.<ref>Cantor, N. F., ibid. p. 429.</ref>
 
== Thập tự chinh và cái chết ==
Dòng 96:
== Truyền thuyết ==
[[Tập tin:Barbarossa01.jpg|nhỏ|trái|220px|Friedrich phái tiểu đồng ra xem bầy quạ có còn bay lượn không]]
Đương thời, FriedrichBarbarossa Ilà vị quân vương được kính nể nhất trong thế giới Ki-tô giáo phương Tây.<ref>Donald S. Detwiler, ''Germany: A Short History'', trang 38</ref> Ông được thần dân yêu mến đến mức người ta truyền tụng rằng: ''"Nước Đức và Friedrich Barbarossa là một thứ nằm trong những con [[tim]] người Đức"''.<ref name="haaren115"/> Ông trở thành là trung tâm của rất nhiều huyền thoại, trong đó có truyền thuyết về vị vua ngự trong núi, giống như truyền thuyết cổ hơn của nước [[Anh]] về [[vua Arthur]] và [[Bendigeidfrân]]. Truyền thuyết kể rằng ông không chết, mà ngủ trong một hang động tại vùng núi [[Kyffhäuser]] tại [[Thüringen]], hay đỉnh [[Untersberg]] ở [[Bayern]], Đức, cùng với các hiệp sỹ của mình, và rằng bầy quạ sẽ ngừng bay xung quanh núi một khi ông thức giấc, và đưa nước Đức trở lại thời kỳ hoàng kim như xưa cũ. Theo truyền thuyết này, bộ râu đỏ của ông mọc dài tới cái bàn mà ông ngồi. Đôi mắt của ông lim dim như đang ngủ, nhưng thi thoảng ông lại phẩy tay, sai chú tiểu đồng ra xem bầy quạ đã ngưng bay chưa.<ref>Brown, R. A., p. 172, ibid.</ref> Một thuyết tương tự, bối cảnh tại Sicilia, được gán cho cháu nội ông là [[Friedrich II của đế quốc La Mã Thần thánh|Friedrich II, Hoàng đế Đế quốc La Mã thần thánh]]. <ref>[[Ernst Hartwig Kantorowicz|Kantorowicz]], ''Frederick II''; last chapter</ref>
 
Trong giai đoạn [[thống nhất nước Đức]], ông được đề cao như một vị [[anh hùng dân tộc]].<ref>David Ohana, David Maisel, ''The Origins of Israeli Mythology: Neither Canaanites Nor Crusaders'', trang 132</ref> Để thu thập sự ủng hộ về [[chính trị]], Nhà nước [[Đế quốc Đức]] đã cho xây dựng [[đài kỷ niệm Kyffhäuser]] trên đỉnh núi Kyffhäuser, với ngụ ý ca ngợi [[Kaiser]] [[Wilhelm I của Đức|Wilhelm I]], vị [[hoàng đế Đức|hoàng đế đầu tiên]] của một nước Đức thống nhất, được tuyên bố là hậu thân của Friedrich I; lễ cung hiến năm [[1896]] được tổ chức trong ngày [[18 tháng 6]], chính là ngày đăng quang củ ông.<ref>Jarausch, KH. “After Unity; Reconfiguring German Identities”, Berghahn Books Inc. New York, 1997, P 35, ISBN 1-57181-041-2</ref>
Dòng 145:
|6= 6. [[Heinrich IX, Công tước xứ Schwaben]]
|7= 7. Wulfhild xứ Sachsen
|8= 8. FrederickFriedrich von Büren, Lãnh chúa Bá tước xứ Schwaben
|9= 9. Hildegard von Egisheim
|10= 10. [[Heinrich IV của đế quốc La Mã Thần thánh|Heinrich IV, Hoàng đế La Mã Thần thánh]]