Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiểu thuyết”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n Đã lùi lại sửa đổi của 123.18.150.163 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Memberofc1
Dòng 1:
{{1000 bài cơ bản}}{{Văn học}}
 
 
'''Tiểu thuyết''' là một thể loại văn xuôi có [[hư cấu]], thông qua [[nhân vật]], hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh [[xã hội]] rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống [[loài người|con người]], biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ [[văn xuôi]] theo những chủ đề xác định.
Dòng 15:
 
== Lịch sử ==
Lịch sử phát triển tiểu thuyết đã để lại cho nền [[văn học thế giới]] những thành tựu rực rỡ: từ những kiệt tác [[tiểu thuyết chương hồi]] Trung Hoa đến những tác phẩm đồ sộ của tiểu thuyết hiện thực phê phán phương Tây, từ dòng chảy của tiểu thuyết sử thi hoành tráng trong văn học Nga thế kỷ bạc đến những nguồn mạch văn chương [[hiện thực huyền ảo]] Mỹ-Latinh, sự trỗi dậy và vượt thoát truyền thống của những nền văn học châu Á v.v. Những mô hình ấy đã tạo dựng nên diện mạo đặc biệt phong phú của tiểu thuyết trong suốt thời kỳ đã qua tính từ khi hình thành thể loại.
 
=== Châu Á ===
[[Tập tin:Genji emaki 01003 001.jpg|nhỏ|250px|Một trang [[kana]] chép tay ''Truyện kể Genji'' từ hậu kỳ Heian, thế kỷ thứ 12]]
Ở Trung Quốc tiểu thuyết xuất hiện rất sớm, vào thời kỳ Ngụy-Tấn (thế kỷ 3-4) tiểu thuyết đã manh nha dưới dạng những tác phẩm [[chi quái]], [[chi nhân]]. Sang đời [[nhà Đường]] xuất hiện thể loại [[truyền kỳ]], [[nhà Tống|đời Tống]] lại có thêm dạng [[thoại bản]], tất cả đều có thể coi là tiền thân của tiểu thuyết theo nghĩa hiện đại. Từ đời [[Minh]] văn học Trung Quốc nói chung và văn xuôi Trung Quốc nói riêng phát triển rực rỡ với những pho tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng như [[Tam quốc diễn nghĩa]] của [[La Quán Trung]], [[Thủy hử]] của [[Thi Nại Am]], [[Tây du ký]] của [[Ngô Thừa Ân]], [[Kim Bình Mai]] của [[Tiếu Tiếu Sinh]] v.v. Đời [[Thanh]] bước phát triển của tiểu thuyết chương hồi đã tới thời điểm hoàng kim qua hàng loạt danh tác như [[Nho lâm ngoại sử|Chuyện làng Nho]] (Nho lâm ngoại sử) của [[Ngô Kính Tử]], [[Hồng lâu mộng|Hồng Lâu Mộng]] của [[Tào Tuyết Cần]]. Thời hiện đại tiểu thuyết Trung Quốc vượt thoát những thể loại truyền thống, ảnh hưởng lớn từ các trào lưu văn học phương Tây đương thời với sáng tác của các tác gia như [[Lỗ Tấn]], [[Giả Bình Ao]], [[Mạc Ngôn]] v.v.