Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đinh Tiên Hoàng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 176:
Các đền thờ [[Đinh Bộ Lĩnh]] có ở nhiều vùng miền khác nhau. Nổi bật nhất phải kể đến [[Ninh Bình]] với 16 đền thờ,<ref>Xem cuốn Cố đô Hoa Lư NXB VHDT, Nguyễn Đăng Trò trang 124</ref><ref>[http://www.vietdulieu.com/web/guest/the-thao/view?assetpublish=96265&entries=tin%20the%20thao Những di tích đền thờ Đinh Tiên Hoàng]</ref> và nhiều nơi phối thờ thường nằm ở phía bắc tỉnh (trong khi các đền thờ [[Lê Đại Hành]] lại thường nằm ở nửa phía nam của tỉnh này). Các đền, đình tiêu biểu như: [[đền Vua Đinh Tiên Hoàng]], đình Yên Trạch, đình Yên Thành ở khu di tích [[cố đô Hoa Lư]], xã Trường Yên; đình Trung Trữ xã [[Ninh Giang, Hoa Lư]]; [[đền thờ Đinh Bộ Lĩnh]] ở xã Gia Phương; đình Viến và đền thung Lau ở [[động Hoa Lư]]; đình Kính Chúc và đình Thượng Kính Chúc, xã Gia Phú [[Gia Viễn]]; các đình Mỹ Hạ, đình Ngọc Nhị, đình Ngọc Ba ở xã Gia Thủy và các đình thôn Lược, thôn Me ở xã Sơn Lai huyện [[Nho Quan]].
 
[[Nam Định]] có [[Đền Vua Đinh (Yên Thắng)|đền vua Đinh ở xã Yên Thắng]], đình Thượng Đồng ở xã Yên Tiến, [[Ý Yên]]; ở làng việt cổ Bách Cốc, [[Vụ Bản]]; đền vua Đinh ở Giao Thủy… [[Hà Nam]] có [[đền Lăng]] ở [[Thanh Liêm]]; đềnđình VuaLạc ĐinhNhuế ở xã Đồng Hóa và đền Đặng Xá ở Văn Xá, [[Kim Bảng]]; đền Ung Liêm ở [[Phủ Lý]]… Hà Nội có đền thờ ở làng Cổ Điển, Tứ Hiệp, Thanh Trì… Xa hơn là Đà Nẵng có đền thờ vua Đinh ở xã Hoà Khương, [[Hoà Vang]]; [[Lạng Sơn]] có đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng ở thôn Quảng Trung xã Quảng Lạc, [[thành phố Lạng Sơn]]; [[Thanh Hóa]] có đền Vua Đinh ở làng Quan Thành, [[Triệu Sơn]], [[Đăk Lăk]] có đình Cao Phong<ref>[http://www.vae.org.vn/News_print.asp?id=2994 Đỉnh Cao Phong với tín ngưỡng của người Mường xa xứ (Số 89/2006)]</ref> ở Hòa Thắng, [[Buôn Ma Thuột]]... Tượng đài anh hùng Đinh Bộ Lĩnh ở [[Thành phố Hồ Chí Minh]] được dựng ở suối Tiên và công viên Tao Đàn. Tại trung tâm [[thành phố Ninh Bình]] đã xây dựng khu [[quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế]].<ref>[http://tintuc.xalo.vn/00-279663288/day_nhanh_du_an_quang_truong_dinh_tien_hoang_de.html Đẩy nhanh dự án Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế]</ref>
 
Các vị quan trung thần của vua Đinh Tiên Hoàng được thờ chung ở rất nhiều nơi, qua đó thấy được sự nghiệp và tình cảm đặc biệt mà nhân dân dành cho vị vua này. Đó là các di tích: Phủ Khống ở [[Tràng An]] (Ninh Bình); đình làng Kim Sơn, (Gia Lâm, [[Hà Nội]]); Đình làng Đại Vi, xã Đại Hồng (Tiên Du, [[Bắc Ninh]]); Đình làng Mai Động ([[Hà Nam]]; Đình thôn Cẩm Du xã Thanh Lưu (Thanh Liêm, [[Hà Nam]]); Đình làng So xã Cộng Hòa (Quốc Oai, Hà Nội). Đình làng Thuỵ Trà xã Nam Trung (Nam Sách, [[Hải Dương]]). Tục đánh quân ở làng Yên Thư xã Yên Phương (Yên Lạc, [[Vĩnh Phúc]]) lại có các trò "Mục đồng đánh quân" và "Chợ mục đồng" suy tôn tinh thần thượng võ của Đinh Bộ Lĩnh khi qua đây đánh dẹp sứ quân Nguyễn Khoan ở Vĩnh Mỗ. Các [[lễ hội cố đô Hoa Lư]], lễ hội [[động Hoa Lư]] ở [[Ninh Bình]] cũng diễn lại tích cờ lau tập trận của Đinh Bộ Lĩnh thuở nhỏ.