Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gia Long”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 169:
Năm 1790, Nguyễn Ánh sai tướng đem 5000 quân thủy bộ ra đánh chiếm được [[Phan Rí Cửa|Phan Rí]] và [[Bình Thuận]]. Đến năm 1792, nương theo gió Nam, ông sai hai tướng [[Nguyễn Văn Trương]], [[Nguyễn Văn Thành]] cùng hai sĩ quan đánh thuê người Pháp là [[Jean-Marie Dayot|Dayot]] và [[Philippe Vannier|Vannier]] đánh [[Trận Thị Nại (1792)|một trận]] và đốt phá thủy trại Tây Sơn tại [[Thị Nại]] rồi rút về<ref>{{harvnb|Trần Trọng Kim|1971|pp=153}}</ref>.
 
Sau khi chiến thắng quân Thanh, vua [[Nguyễn Huệ|Quang Trung]] đang chuẩn bị phối hợp với vua anh đem quân vào Nam đánh Gia Định thì đột ngột qua đời ([[1792]]), con là [[Nguyễn Quang Toản]] còn nhỏ tuổi lên nối ngôi, hiệu là Cảnh Thịnh. Cảnh Thịnh nhỏ tuổi nên thi hành nhiều chính sách yếu kém so với tiên đế và không đủ sức lãnh đạo khiến cho Tây Sơn bắt đầu khủng hoảng và chia rẽ<ref>{{harvnb|Tạ Chí Đại Trường|1973|pp=276-277}}</ref>. Loạn lạc liền nổ ra ở Bắc Hà: sĩ phu trung thành với nhà Lê nổi lên tôn [[Lê Duy Cận]] làm minh chủ, Duy Cận liên lạc với Nguyễn Ánh để cùng đánh Tây Sơn<ref>{{harvnb|Phan Khoang|2001|p=535}}</ref>, việc này góp phần làm cho nhà Tây Sơn nhanh chóng suy yếu. Nội bộ Tây Sơn xảy ra tranh chấp, quyền hành rơi vào tay ngoại thích [[Bùi Đắc Tuyên]]<ref name="harvnb24">{{harvnb|Trần Trọng Kim|1971|pp=155}}</ref>. Nhân vào thế đó, Nguyễn Ánh ra sức mở các đợt tấn công ra Quy Nhơn theo nguyên tắc đã định trước đó: "''Gặp nồm thuật thì tiến, vãn thì về, khi phát thì quân lính đủ mặt, về thì tản ra đồng ruộng''"<ref>{{harvnb|Đặng Việt Thủy|Đặng Thành Trung|2008|pp=280-281}}</ref>. Dân chúng vùng miền Trung khi này, sau nhiều năm mệt mỏi dưới các tranh chấp nội bộ Tây Sơn, bắt đầu quay sang ủng hộ Nguyễn Ánh; trong dân gian lưu truyền một câu ca dao [[Thơ#Lục bát|lục bát]] thế này:" ''Lạy trời cho cả gió nồm, //Để cho chúa Nguyễn kéo buồm thẳng ra''"<ref>{{harvnb|Lưỡng Kim Thành|2012|p=83}}</ref>.
 
[[Tập tin:Dien Khanh front gate.JPG|nhỏ|240px|Cửa tòa [[thành cổ Diên Khánh|thành Diên Khánh]], xây bởi [[Olivier de Puymanel]] sau khi quân Nguyễn chiếm được vùng này năm 1793.]]