Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Long Cân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
'''Lê Long Cân''' () là một hoàng tử của [[nhà Tiền Lê]] trong [[lịch sử Việt Nam]]. Ông là con trai thứ 6 của Vua [[Lê Đại Hành]]. Sinh tại [[kinh đô Hoa Lư]], [[Ninh Bình]], [[Việt Nam]]. Ông được vua phong tước ''Ngự Bắc Vương'', đóng tại Phù Lan, tức vùng đất thuộc tỉnh [[Hưng Yên]] ngày nay.
 
== Cuộc chiến huynh đệ ==
Vua [[Lê Đại Hành]] có hơn 10 [[hoàng tử]], sau khi con trưởng là thái tử [[Lê Long Thâu]] mất, con trai thứ 3 là [[Lê Long Việt]] được lập làm [[Thái tử]]. Giữa năm [[1005]], Lê Đại Hành mất, các hoàng tử tranh ngôi, đánh nhau 8 tháng, trong nước không có chủ. Tranh chấp chính xảy ra giữa thái tử Lê Long Việt và hoàng tử thứ hai [[Lê Ngân Tích]] là người lớn nhất trong số các anh em còn lại. Tháng 10 năm 1005, Lê Ngân Tích thua chạy đến châu Thạch Hà ([[Hà Tĩnh]]) thì bị người bản địa giết chết. Lê Long Việt lên ngôi làm vua, tức là Lê Trung Tông. Được 3 ngày, Trung Tông thì bị em cùng mẹ là [[Lê Long Đĩnh]] sai người trèo tường lẻn vào cung hãm hại, thọ 22 tuổi.<ref>[[Ngô Sĩ Liên]] viết trong ''[[Đại Việt sử ký toàn thư]]'': ''"Đại Hành băng, Trung Tông vâng di chiếu nối ngôi. Long Đĩnh làm loạn, Trung tông vì anh em cùng mẹ không nỡ giết, tha cho. Sau Long Đĩnh sai bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông."''</ref>
 
Năm 1005, Lê Long Đĩnh lên ngôi, một số anh em không phục, còn nổi loạn. Nhà vua tự cầm quân đi đánh Ngự Bắc vương [[Lê Long Cân]] và Trung Quốc vương [[Lê Long Kính]], dẹp yên được cả. Bấy giờ nhà vua đã lên ngôi, Long Cân và Long Kính giữ Phù Lan và Càn Đà để chống lại. Nhà vua thân đi đánh: hai vương ấy đóng chặt thành cố thủ. Vây đến vài tháng, trong thành cạn lương; Long Ngận bắt Long Kính đem dâng nộp. Nhà vua sai chém Long Kính và tha tội cho Long Ngận. Nhân tiện, đem quân đi đánh Ngự Man vương Long Đinh ở Phong Châu; Long Đinh phải đầu hàng. Từ đó các vương đều chịu phục cả.</ref> Từ đấy về sau các Vương và giặc cướp đều hàng phục.<ref>Xem Đại Việt sử ký toàn thư trang 233</ref>
 
==Xem thêm==