Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Long Tích”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
'''Lê Ngân Tích''' ([[chữ Hán]]: 黎銀錫; ? - 1005) là con thứ hai của [[Lê Đại Hành]]. Sinh thời ông được nhận tước phong là Đông Thành vương (東城王). Hiện còn đền thờ riêng ở thôn Đông Thành khu di tích [[cố đô Hoa Lư]] tỉnh [[Ninh Bình]].
 
==Thời Lê Đại Hành==
Chính sử không chép công việc phòng thủ phía nam [[Đại Cồ Việt]] trong kháng chiến chống Tống của [[Lê Đại Hành|Lê Hoàn]], nhưng theo thần tích và tài liệu địa phương, các nhà nghiên cứu cho rằng thời [[Nhà Tiền Lê|Tiền Lê]], ngoài trách nhiệm trực tiếp của các quan chức địa phương, [[Lê Đại Hành|Lê Hoàn]] còn giao trọng trách cho các hoàng tử cai quản các vùng miền. Căn cứ vào một số tư liệu ở [[Nghệ An]] thì Lê Ngân Tích còn có tên là Lê Long Toàn, theo tên làng quê mẹ mà đặt tên hiệu là Công Trung. Làng Công Trung sau trở thành thực ấp của ông với tước hiệu là Đông Thành Vương. Sách ''Nghệ An ký'' của [[Bùi Dương Lịch]] có đoạn chép: “''Tục truyền rằng Công Trung là con thứ hai của Lê Đại Hành, làm quan ở Diễn Châu, táng mả mẹ tại huyệt tốt đất ấy. Đến khi nhà Lý cướp ngôi nhà Lê, Công Trung còn giữ châu xưng đế''...”
 
Kết hợp chính sử với tài liệu địa phương Nghệ An và thần tích Trung Quốc Vương Lê Long Kính mà suy đoán, thì Lê Ngân Tích (Long Toàn) được vua cha trao trọng trách trấn giữ cõi phía nam, phòng quân Chiêm Thành cấu kết với nhà Tống. Ở đó Lê Ngân Tích cũng dựng đồn đắp thành đất phía biển Đông chống quân Chiêm, chữ Hán ghi là Thổ Thành hoặc Đông Thành. Do đó ông có tước hiệu là Đông Thành Vương, vùng này thuộc huyện Thổ Thành, có khi đổi gọi huyện Đông Thành nay là huyện [[Yên Thành]] và huyện [[Diễn Châu]] tỉnh [[Nghệ An]].
 
==Tranh ngôi vua==
Nguyên người con trưởng của [[Lê Đại Hành]] là [[Lê Long Thâu]]. [[Lê Long Thâu]] mất sớm, ông là con thứ hai đáng lí được lập làm Thái tử. Theo ''[[Đại Việt sử ký toàn thư]]'', bấy giờ người con thứ năm của Lê Hoàn là [[Lê Long Đĩnh]] có tham vọng muốn tranh địa vị ấy. Vua [[Lê Đại Hành]] cũng muốn cho [[Lê Long Đĩnh]] làm thái tử song đình thần cũng khuyên vua Lê không nên bỏ trưởng lập thứ. Vua [[Lê Đại Hành]] tuy nghe theo không lập [[Lê Long Đĩnh]], nhưng cũng không nghĩ gì tới ông, mà lại lập người em thứ ba của ông là [[Lê Trung Tông (Tiền Lê)|Lê Long Việt]] làm thái tử vào tháng giêng năm Giáp Thìn 1004, đồng thời gia phong ông làm Đông Thành Đại vương.
 
Đến tháng 3 Ất Tỵ 1005, vua [[Lê Đại Hành]] mất. Ông cùng với [[Lê Long Đĩnh]] và người em thứ chín là Trung Quốc vương Long Kính nổi loạn, đánh nhau suốt tám tháng để tranh ngôi. Bởi thế, mãi đến thángTháng 10 năm ấy Lê Ngân Tích bại trận bỏ chạy vào đất Cử Long (Thanh Hóa). Lê Long Việt đuổi bắt, ông lại chạy sang Chiêm Thành, nhưng chưa đến nơi thì bị người châu Thạch Hà giết ở cửa biển Cơ La (nay là Kỳ La)<ref>[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt06.html Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 1]</ref>. đến châu Thạch Hà thì bị giết chết. Thái tử [[Lê Trung Tông (Tiền Lê)|Lê Long Việt]] lên ngôi, tức là [[Lê Trung Tông (Tiền Lê)|Lê Trung Tông]].
 
==Đền thờ==