Khác biệt giữa bản sửa đổi của “A-xà-lê”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 14 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q1351823 Addbot
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Sửa trang đổi hướng
Dòng 3:
*'''Quỹ phạm''' (zh. 軌範): thầy có đủ nghi quỹ, phép tắc, hay
*'''Chính hạnh''' (zh. 政行): thầy dạy và sửa những hành vi của đệ tử.
Do đó, A-xà-lê thứ nhất là một vị đủ phẩm hạnh và thành tựu để làm thầy của một [[Sa di]] hoặc một [[Tỉ-khâu|Tỳ kheo]], thứ hai có thể là một [[Hòa thượng|Hoà thượng]] (sa. ''upādhyāya''). Sa-di nào mới nhập [[Tăng đoàn|Tăng-già]] đều tự chọn hai vị nói trên làm thầy trực tiếp chỉ dạy. Có 5 loại A-xà-lê (ngũ chủng A-xà-lê) là Xuất gia A-xà-lê, Thọ giới A-xà-lê, Giáo thọ A-xà-lê, Tiếp dẫn A-xà-lê và y chỉ A-xà-lê.
 
Trong thời gian đầu, A-xà-lê được hiểu là một vị chỉ chuyên dạy về lí thuyết Phật pháp, trả lời tất cả những thắc mắc, câu hỏi về giáo lí, như vậy có thể hiểu là một Pháp sư và vị Hoà thượng chuyên lo dạy về giới luật và nghi lễ, là Giới sư. Trong [[Phật giáo]] nguyên thuỷ, chức vị Hoà thượng được coi trọng hơn nhưng sau đó (sau [[thế kỷ 5|thế kỉ thứ 5]]), chức vị A-xà-lê lại được đặt cao hơn Hoà thượng. A-xà-lê được dùng để chỉ những vị Cao tăng phát triển những tư tưởng mầm mống trong Phật giáo, viết những luận giải (sa. ''śāstra'') quan trọng. Các Đại sư Ấn Độ đều mang danh hiệu này trước tên chính của họ, ví dụ như A-xà-lê [[Long Thụ]] (sa. ''ācārya nāgārjuna''), A-xà-lê [[Thánh Thiên]] (sa. ''ācārya āryadeva''), A-xà-lê [[Vô Trước]] (sa. ''ācārya asaṅga'') v.v...