Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngao Sò Ốc Hến”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 19:
==Một số câu thoại nổi tiếng==
Tại miền Nam, vở cải lương "Nghêu Sò Ốc Hến” do nghệ sĩ [[Năm Châu]] chuyển thể và nghệ sĩ [[Ba Vân]] làm đạo diễn, với các diễn viên [[Trường Xuân (nghệ sĩ)|Trường Xuân]] (Bói Ngao), [[Thanh Điền (nghệ sĩ)|Thanh Điền]] (Huyện Trìa), [[Thanh Kim Huệ]] (Thị Hến), [[Nam Hùng (nghệ sĩ)|Nam Hùng]] (Thầy Đề), [[Tô Kim Hồng]] (Bà Huyện), [[Giang Châu (nghệ sĩ)|Giang Châu]] (Trùm Sò)... đã trở thành một hiện tượng thành công của cải lương sau năm 1975, đến nỗi nhiều câu thoại trong vở trở thành nổi tiếng trong dân gian. Hiện tượng này cũng giống như hiện tượng [[Kim Dung]] tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975.
==Trọn tuồng vở cải lương Ngao Sò Ốc Hến (Đoàn Cải lương Sài Gòn 1 biểu diễn)==
Cảnh 1: Thầy bói Ngao chỉ mưu cho chàng Ốc đi ăn trộm ở nhà lão Trùm Sò. Ngao rất căm ghét Trùm Sò vì bản tính tham lam, "hút máu dân làng" của lão, nên cho rằng Ốc trộm ở nhà Trùm Sò là để lấy lại sự công bình chứ không có gì sai trái.
 
Cảnh 2: Trùm Sò đang quở mắng hai kẻ làm công và bắt họ phải thức để canh nhà, không được ngủ vì sợ trộm. Khi hai người làm công than vãn rằng việc làm quá nhiều và không được nghỉ ngơi thì Trùm Sò quát rằng: "Cái gì? Làm từ sáng sớm cho đến chiều tối mà than nhiều hả?". Sau khi Trùm Sò vào nghỉ, hai người làm công vì quá mệt mỏi đã tìm chỗ ngủ. Đó là lúc Ốc và Ngao lẻn vào trộm.
 
Cảnh 3: Chó nhà Trùm Sò sủa người lạ, nên Trùm Sò đã tóm được Ngao, còn Ốc trốn thoát. Trùm Sò gọi trưởng thôn đến làm chứng. Ngao bị cột trước sân nhà Trùm Sò để chờ sáng giải lên quan. Tuy nhiên, sau khi Trùm Sò vào nhà, hai người làm công lại tìm chỗ ngủ nên Ngao nhân lúc này trốn thoát.
 
Cảnh 4: Ốc và Ngao đang tìm đường thoát thì bị trưởng thôn bắt gặp. Ốc xin dâng đồ trộm cho trưởng thôn để được tha về và trưởng thôn đồng ý. Trưởng thôn âm mưu dùng gói đồ trộm này để sai người lén để vào nhà của Thị Hến để vu oan cho nàng.
 
Cảnh 5: Pháp sư Bảy và cô Ba đồng bóng bàn bạc với nhau về kế hoạch của trưởng thôn về việc giả lên đồng để đi tìm đồ trộm cho Trùm Sò. Trùm Sò không hề biết là hắn nằm trong kế hoạch riêng của trưởng thôn.
 
Cảnh 6: Hến tâm sự với Cua, em gái của mình, rằng nàng không muốn tái giá. Hến cũng tỏ rõ sự căm ghét đối với bọn quan lại, nhà giàu bóc lột dân làng. Cua là người yêu của chàng Ốc. Cua tiết lộ cho Ốc biết rằng trưởng thôn chính là người đã đốt quán nước của chị mình để tạo áp lực bắt Hến làm vợ lẽ. Cua không biết rằng Ốc vì muốn có tiền để giúp chị em Ốc dựng lại quán nước nên đã trộm của nhà Trùm Sò. Ốc cũng cầu hôn của bằng số vàng bạc mà chàng ta trộm được ở nhà Trùm Sò. Cua sau khi biết là đồ trộm đã trách Ốc và đề nghị chia tay, nhưng Hến đã khuyên can và thể hiện sự cảm thông dành cho Ốc.
 
Cảnh 7: Tại công đường, quan huyện trách thầy đề tại sao không có ai kiện thưa và yêu cầu thầy đề phải làm sao cho dân tình thưa kiện lẫn nhau. Buổi kiện hôm đó là vụ của Trùm Sò kiện Thị Hến vì đã tàng trữ đồ trộm. Mặc dù trưởng thôn và Trùm Sò đã "biết luật" và dâng "quà biếu" lên cho quan, nhưng vì quan đã mê mệt trước Thị Hến, nên quan đã xử trưởng thôn và Trùm Sò thua kiện. Cuối buổi, quan hẹn Thị Hến tối đó sẽ ghé nhà nàng. Sau khi quan đi khỏi, thầy đề bảo với Hến rằng quan sẽ không thể tới được vì vợ quan sẽ không cho phép, nên đề nghị với nàng để thầy đề ghé nhà.
 
Cảnh 8: Quan đi kiểm tra dân tình vào lúc đêm tối, thực ra là để đến nhà Thị Hến. Vợ quan biết được đã đi theo. Trong lúc ghen tuông, bà ta đã vô tình nói ra việc chức quan của chồng mình là do bà đã xoay sở mà có được. Quan nóng lòng muốn đến nhà Thị Hến, nên đã tìm cách làm cho bà vợ sợ cảnh đêm khuya tăm tối mà không đi theo được. Trong lúc sợ hãi, bà gặp hai bà vợ của thầy đề và trưởng thôn cũng đang đi tìm chồng.
 
Cảnh 9: Chị em Hến và Cua đang chuẩn bị nhà cửa để đón tiếp các vị khách theo như kế hoạch của hai nàng.