Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Friedrich Karl của Phổ (1828–1885)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 25:
'''Friedrich Carl Nicolaus của Phổ''' ([[1828]]-[[1885]]) là cháu trai của [[Wilhelm I của Đức|Wilhelm I]] &ndash; vị [[Hoàng đế Đức|Hoàng đế]] khai quốc của [[Đế quốc Đức]] &ndash; và là một [[chỉ huy quân sự|tướng lĩnh]] [[quân đội Phổ]]. Ông thường được mệnh danh là "'''Vương tử Đỏ'''" (''Roten Prinzen'') vì hay mặc bộ quân phục [[khinh kỵ binh]] màu [[đỏ]] chứ không phải là vì tinh thần tấn công<ref name="hansdelbrucktrang50"/>. Ngoài ra, ông còn được gọi là "'''Vương tử Sắt'''" (''Der Eiserne Prinz'').<ref name="lexicon"/> Ông được nhìn nhận là một trong những [[chỉ huy quân sự|chỉ huy]] [[chiến thuật]] đã góp phần mang lại thành công toàn diện cho công cuộc [[thống nhất nước Đức]] của Vua Wilhelm I và [[Thủ tướng]] [[Otto von Bismarck]]. <ref name="menwhohavemdade">[http://www.archive.org/stream/menwhohavemaden01stragoog/menwhohavemaden01stragoog_djvu.txt "Men who have made the new German empire. A series of brief biographic sketches"]</ref>
 
Cũng như các thân vương khác của [[nhà Hohenzollern|vương triều Phổ]], Friedrich Karl đã được định hướng đến sự nghiệp [[quân sự]] ngay từ khi thời thơ ấu. Ông cũng học tại [[Đại học Bonn]] từ năm [[1846]] cho đến năm [[1848]]. Sau khi được phong [[quân hàm|cấp hàm]] [[Đại úy]] [[Kỵ binh]] năm 1848, ông đã thể hiện lòng dũng cảm của mình trong cuộc [[Chiến tranh Schleswig lần thứ nhất]] và trong chiến dịch trấn áp nổi dậy tại [[Baden]], nơi ông bị trọng thương vào năm [[1849]]. Sau khi bình phục, ông tiếp tục phục vụ lực lượng quân sự [[Vương quốc Phổ|Phổ]] và lên dần đến cấp [[Trung tướng]] [[Kỵ binh]]. Vào năm [[1859]], ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh [[Quân đoàn]] III và đã thực hiện suôn sẻ công việc của mình. Tiếp theo đó, ông được thăng cấp hàm [[Thượng tướng]] Kỵ binh năm [[1861]] và tham gia trong cuộc [[Chiến tranh Schleswig lần thứ hai]] năm [[1864]]. Sau [[chiến thắng]] vang dội của mình tại [[Trận Dybbøl|DybbølDüppel]] ngày [[18 tháng 4]], ông được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh liên quân [[Đế quốc Áo|Áo]]-[[Phổ (quốc gia)|Phổ]] và trên cương vị này, ông đã dứt điểm cuộc chiến với [[thắng lợi quyết định|thắng lợi quân sự quyết định]] của Áo và Phổ. <ref name="menwhohavemdade"/><ref name="jamesdabneymccabetr"/>
Trong cuộc [[Chiến tranh Áo-Phổ]] năm [[1866]], ông đảm nhiệm thành công chức Tư lệnh [[Tập đoàn quân]] số 1 và đóng vai trò quan trọng trong [[thắng lợi quyết định]] của quân đội Phổ ở [[trận Königgrätz]] ngày [[3 tháng 7]]. Tiếp theo đó, Friedrich Karl chỉ huy Tập đoàn quân số 2 trong cuộc [[Chiến tranh Pháp-Phổ|Chiến tranh Pháp-Đức]] ([[1870]] &ndash; [[1871]]). Sau khi đánh bại một tập đoàn quân [[Đế chế thứ hai|Pháp]] trong hai trận đánh lớn ngày [[16 tháng 8|16]] và [[18 tháng 8]] năm [[1870]], buộc đối phương phải rút về Metz, ông tiến hành [[Cuộc vây hãm Metz|vây hãm]] [[Metz]] cho đến khi hạ được [[pháo đài]] vào ngày [[27 tháng 10]]. Thắng lợi đã khiến ông trở thành một trong hai thân vương đầu tiên của hoàng tộc Phổ được phong cấp [[nguyên soái|Thống chế]]. Sau đó, ông điều quân về [[sông Loire]] để đối phó với Tập đoàn quân Loire mới được thành lập của [[Đệ tam Cộng hòa Pháp|Pháp]]. Cuộc chiến ở đây đã chấm dứt với thắng lợi hoàn toàn của Friedrich Karl trong [[trận Le Mans]] năm 1871.<ref name="menwhohavemdade"/><ref name="jamesdabneymccabetr"/> Mặc dù đánh giá cao tài nghệ dụng binh của ông, các sử gia phê phán Friedrich Karl vì quá cẩn trọng. <ref name="hansdelbrucktrang50"/>
Dòng 55:
Khi cuộc [[Chiến tranh Schleswig lần thứ hai]] bùng nổ ([[1864]]), ông được giao quyền chỉ huy quân cánh phải của lực lượng [[Phổ (quốc gia)|Phổ]] được gửi tới để phối hợp với [[Đế quốc Áo]]. Vào ngày [[2 tháng 2]] năm 1864, quân ông tấn công quân [[Đan Mạch]] ở [[trận Mysunde|Mysunde]] nhưng bị đẩy lui. Nhưng chẳng bấy lấu sau, Friedrich Karl đã gỡ gạc cho [[thất bại]] của mình khi ông chuyển sang hướng bắc và điều binh tới Amis, nơi ông vượt sông Schley thành công vào ngày [[6 tháng 2]]. Bước tiến [[chiến lược]] này đã buộc quân đội Đan Mạch phải rút khỏi thành lũy kiên cố Dannewerk mà không qua một trận đánh lớn nào. Tiếp theo đó, vị vương tử tiến quân đến [[Dybbøl|Düppel]], một thành lũy rắn chắc khác của quân Đan Mạch. Quân ông nổ súng tấn công vào ngày [[17 tháng 2]] và sau nhiều tuần giao tranh ác liệt, quân Đan Mạch đã dần dần bị đẩy vào trong pháo đài. Quân Phổ bẻ gãy một cuộc phản công của Đan Mạch vào rừng Rageboel ngày [[17 tháng 3]] và buộc quân đội Đan Mạch phải cố thủ trong các chiến lũy của mình. <ref name="milhist"/>
 
Sau hai tháng vây hãm, quân đội Phổ tiến công và chiếm được trận tuyến [[Trận Dybbøl|Düppel]] vào ngày [[18 tháng 4]]. Friedrich Karl đã trực tiếp tổ chức cuộc tập kích cuối cùng vào Düppel, trong đó ông tự tay giương cờ hiệu hiệu của một trung đoàn Cận vệ &ndash; đây đã trở thành đơn vị đầu tiên vào được các chiến lũy của quân Đan Mạch. Bị thiệt hại nặng nề, quân Đan Mạch phải chạy về đảo Alsen.<ref name="jamesdabneymccabetr"/><ref name="milhist">[http://www.milhist.dk/1864/dybbol/dybbol_uk.htm Military History of Denmark – Entry on Battle of Dybbøl (English)]</ref> Sau [[chiến thắng]] Düppel, Friedrich Karl được phong chức Tổng tư lệnh liên quân Áo-Phổ thay thế vị Thống chế lão thành von Wrangel. [[Trung tướng]] Helmuth von Moltke được cử làm Tham mưu trưởng của ông. Thực hiện kế hoạch đổ bộ táo bạo của Moltke, Friedrich Karl đã [[trận Als|đánh chiếm đảo Alsen]] vào ngày [[29 tháng 6]]. Đây là một [[thắng lợi quyết định]] đã đánh quỵ ý chí tiếp tục chiến đấu của người Đan Mạch và dẫn tới sự chấm dứt cuộc chiến với phần thắng thuộc về phe đồng minh [[Áo]]-[[Vương quốc Phổ|Phổ]]. Những chiến công của Friedrich Karl năm 1864 đã góp phần khiến ông trở thành một tên tuổi lớn trong lịch sử quân sự Phổ. <ref name="jamesdabneymccabetr"/><ref>Marshall Dill, ''Germany: A Modern History'', trang 136</ref> <ref name="menwhohavemdade"/>
 
=== Chiến tranh Áo-Phổ ===
Vào năm [[1866]], khi cuộc [[Chiến tranh Áo-Phổ]] bùng nổ, ông được vua bác [[Wilhelm I của Đức|Wilhelm I]] bổ nhiệm làm Tư lệnh [[Tập đoàn quân]] số 1, với 93.000 quân đến từ các [[quân đoàn]] II, III và IV. <ref name="menwhohavemdade"/> Vào ngày [[23 tháng 6]] năm 1866, khi các lực lượng dưới quyền ông tràn qua biên giới Áo-Phổ và tiến vào [[Čechy|Böhmen]], Friedrich Karl đã ban bố một mệnh lệnh nổi tiếng: <ref name="jamesdabneymccabetr"/>
{{Cquote|''Mong con tim của các anh đập về [[Giêxu|Thiên Chúa]], và đòn đánh của các anh đập vào quân thù.''|||Friedrich Karl}}
 
Ngày [[25 tháng 6]] năm 1866, một cuộc [[pháo]] chiến lẻ tẻ đã diễn ra tại Liebenau và kết thúc với thắng lợi của các đơn vị Tập đoàn quân số 1. Hôm sau, Friedrich Karl thúc quân tấn công các lực lượng Áo [[trận Podol|ở Podol]]. Hai bên giằng co ác liệt cho đến nửa đêm khi quân Phổ làm chủ được Podol. Trận đánh đã thể hiện ưu thế vượt trội của [[súng trường]] nạp hậu ''[[Dreyse]]'' của Phổ so với súng trường nạp tiền ''[[Lorenz]]'' của Áo. Dưới làn hỏa lực ác liệt của Phổ, một [[tiểu đoàn]] [[bộ binh]] đã gần như bị tiêu diệt hoàn toàn ở Podol. <ref name="menwhohavemdade"/>
Dưới sự chỉ huy của ông, ''Binh đoàn thứ nhất'' đã vượt qua biên giới Áo - Phổ vào ngày [[23 tháng 6]] năm 1866 và giành nhiều thắng lợi (chẳng hạn như ở [[Trận Podol|Podol]], [[Trận Münchengrätz|Münchengrätz]] và [[Trận Gitschin|Gitschin]]), đẩy lùi quân đội Áo vào nội địa [[Čechy|Böhmen]].<ref name="jamesdabneymccabetr"/> Trận Podol là trận đánh lớn đầu tiên mà sức mạnh của [[súng trường]] nạp hậu của Phổ đã được thể hiện, trong đó một [[tiểu đoàn]] Áo gần như là bị tiêu diệt hoàn toàn <ref name="menwhohavemdade"/>. Binh đoàn của ông cũng giữ một vai trò quyết định trong [[trận Königgrätz]] (Sadowa),<ref name="johnkeegentrang107"/> và đại thắng này đã chấm dứt cuộc chiến. Mặc dù Tướng Moltke là người điều khiển chiến dịch thắng lợi của [[quân đội Phổ]], khả năng của Friedrich Karl trong việc thi hành nhiệm vụ đã khiến cho ông được nhìn nhận như là một trong những [[người lính|chiến sĩ]] hàng đầu [[châu Âu]] thời đó.<ref name="jamesdabneymccabetr"/>
 
Hai ngày sau ([[28 tháng 6]]), Tập đoàn quân số 1 của Friedrich Karl hội quân với Tập đoàn quân Elbe gồm 46.000 quân do tướng [[Herwarth von Bittenfeld]] chỉ huy. Giờ đây, vị thân vương đã có đước 14 vạn quân dưới quyền tổng chỉ huy của mình. Ông lại phát động tiến công [[quân đoàn]] Clam-Gallas của Áo và quân đội [[Vương quốc Sachsen|Sachsen]] tại [[Trận Münchengrätz|Münchengrätz]], buộc đối phương phải rút chạy về Gitschin, nơi họ hình thành một cứ điểm phòng thủ vững chãi. Bước sang ngày [[29 tháng 6]], Friedrich Karl huy động hai [[sư đoàn]] tấn công cứ điểm này và sau một cuộc quyết chiến với tổn thất lớn cho cả hai phe, quân Phổ đẩy được đối phương vào trong thị trấn. Các đoàn quân chiến thắng của Phổ hăng hái truy kích và tiếp tục giao tranh trên đường phố Gitschin. Liên quân Áo-Sachsen cuối cùng đã bị đánh bật khỏi Gitschin và phải chạy về Horziz. <ref name="menwhohavemdade"/>
 
Dưới sự chỉ huy của ông, ''BinhTập đoàn thứ nhất'' đã vượt qua biên giới Áo - Phổ vào ngày [[23 tháng 6]] năm 1866 và giành nhiều thắng lợi (chẳng hạn như ở [[Trận Podol|Podol]], [[Trận Münchengrätz|Münchengrätz]] và [[Trận Gitschin|Gitschin]]), đẩy lùi quân đội Áo vào nội địa [[Čechy|Böhmen]].<ref name="jamesdabneymccabetr"/> Trận Podol là trận đánh lớn đầu tiên mà sức mạnh của [[súng trường]] nạp hậu của Phổ đã được thể hiện, trong đó một [[tiểu đoàn]] Áo gần như là bị tiêu diệt hoàn toàn <ref name="menwhohavemdade"/>. Binh đoàn của ông cũng giữ một vai trò quyết định trong [[trận Königgrätz]] (Sadowa),<ref name="johnkeegentrang107"/> và đại thắng này đã chấm dứt cuộc chiến. Mặc dù Tướng Moltke là người điều khiển chiến dịch thắng lợi của [[quân đội Phổ]], khả năng của Friedrich Karl trong việc thi hành nhiệm vụ đã khiến cho ông được nhìn nhận như là một trong những [[người lính|chiến sĩ]] hàng đầu [[châu Âu]] thời đó.<ref name="jamesdabneymccabetr"/>
 
=== Chiến tranh Pháp-Đức và những năm cuối đời ===
Năm [[1870]], ông trở thành tư lệnh của ''Binh đoàn thứ hai'' trong cuộc [[Chiến tranh Pháp-Phổ]]<ref name="johnkeegentrang107"/>, và cuộc chiến đã góp phần đến danh tiếng quân sự của ông.<ref>Joseph Thomas, ''The Universal Dictionary of Biography and Mythology: Clu-hys'', trang 964</ref> Ông đã tham gia trong các trận thắng ''Binh đoàn Rhine'' của [[Đế chế thứ hai|Pháp]] dưới quyền [[Thống chế Pháp|Thống chế]] [[François Achille Bazaine|Bazaine]] tại [[Trận Spicheren|Spicheren]] và [[Trận Gravelotte|Gravelotte]]<ref>Spencer C. Tucker, ''Battles That Changed History: An Encyclopedia of World Conflict'', trang 356</ref><ref>Sir John Arthur Ransome Marriott, Sir Charles Grant Robertson, ''The Evolution of Prussia: The Making of an Empire'', trang 367</ref>, buộc quân của Bazaine phải rút lui về [[Metz]]. Hai cuộc phá vây lớn của Bazaine đã bị đẩy lui trong [[trận Noisseville]] ([[31 tháng 8]] &ndash; [[1 tháng 9]]) và [[trận Bellevue]] ([[7 tháng 10]]), và cuối cùng ông ta phải [[cuộc vây hãm Metz (1870)|đầu hàng]] vào ngày [[27 tháng 10]] năm 1870.<ref name="houghtoncompanytr561">Houghton Mifflin Company, ''The Houghton Mifflin Dictionary of Biography'', trang 561</ref><ref name="menwhohavemdade"/> Ngày hôm sau khi Metz thất thủ, Friedrich Karl cùng với [[Thái tử]] [[Friedrich III của Đức|Friedrich Wilhelm]] được phong quân hàm ''[[Nguyên soái|Thống chế]]'' &ndash; cấp bậc cao nhất của quân đội Phổ,<ref name="menwhohavemdade"/> và sau năm 1871, ông xua quân [[Trận Orléans lần thứ hai|chiếm đoạt]] [[Orléans]], đập tan ''Binh đoàn Loire'' của [[Đệ tam Cộng hòa Pháp|Pháp]]. Vào ngày [[12 tháng 1]] năm 1871, ông lại giành chiến thắng trong [[trận Le Mans]],<ref name="houghtoncompanytr561"/><ref name="johnkeegentrang107"/> gây cho ''Binh đoàn Loire'' của Pháp thiệt hại rất lớn, trong đó có 12.000 [[tù binh]] không bị thương. Ngày [[14 tháng 1]], quân của Friedrich Karl chiếm được doanh trại Conlie nổi tiếng<ref name="menwhohavemdade"/>. Nhà [[lịch sử|sử học]] quân sự [[Hoa Kỳ]] [[Gordon A. Craig]] đánh giá vị vương tử là một nhà chỉ huy thận trọng, ngăn nắp nhưng thể hiện năng lực, sự quyết tâm và bền bỉ khi gặp khó khăn, Michael Howard nhìn nhận ông là một chiến sĩ nhà nghề nhưng cẩn trọng đến mức nhu nhược. <ref name="hansdelbrucktrang50">Hans Delbrück, ''Delbrück's Modern Military History'', trang 50</ref>