Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phiên âm Hán-Việt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Chữ (tự) đồng âm: clean up, replaced: ( → ( using AWB
Dòng 12:
Một số nhà ngôn ngữ học Việt Nam coi âm Hán-Việt chỉ là âm chữ Hán vào thời [[nhà Đường]], đọc theo quy luật [[âm vị học tiếng Việt|ngữ âm tiếng Việt]]. Do quá trình tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ Hán và Việt bắt đầu từ lâu, và tiếng Hán đã được du nhập vào Việt Nam từ khi [[nhà Hán]] xâm chiếm Việt Nam. Tuy nhiên quá trình tiếp nhận các từ ngữ tiếng Hán giai đoạn đầu chỉ diễn ra một cách lẻ tẻ, không hệ thống và chủ yếu bằng đường [[khẩu ngữ]]. Đến giai đoạn nhà Đường thì tiếng Hán được du nhập một cách có hệ thống, với số lượng lớn và chủ yếu thông qua con đường sách vở.
 
Theo quan điểm này thì phiên âm Hán-Việt là cách thức đọc tiếng Hán theo âm tiếng Hán thời nhà Đường qua đường sách vở, được những người Việt sử dụng chữ Hán đặt ra, Việt hóa ít nhiều cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt vào thời kỳ đó. Theo Henri Maspéro, Benhard Kalgren, Torosu Mineyra, âm Hán-Việt đại diện cho phương ngữ [[Trường An|Tràng An]] (thuộc [[kinh đô Hoa Lư]]) thế kỷ 9-10, vào thời kỳ cuối Đường. Đây là giai đoạn hình thành cách đọc Hán-Việt có hệ thống.
 
Cũng theo quan điểm này, những từ Hán được du nhập từ giai đoạn trước hay các từ Hán cổ không được đọc theo âm Hán-Việt (đời Đường) mà theo âm Hán cổ, và đã được Việt hóa tương đối. Ví dụ: 房: buồng (âm Hán cổ)/ phòng (âm Hán-Việt); 沈: chìm (âm Hán cổ)/ trầm (âm Hán-Việt)...
Dòng 22:
Cách đọc Hán Việt gắn liền với việc sử dụng văn tự: ban đầu là văn tự Hán, sau là chữ Hán và chữ Nôm và cuối cùng là ghi bằng [[quốc ngữ|chữ quốc ngữ]].
Trong các tự điển Hán-Việt, bên cạnh ghi chú [[bính âm Hán ngữ|bính âm]] do người Trung Quốc đặt ra để đọc âm của họ, còn có ghi chú âm tiếng Việt dành riêng cho người Việt. Tức là âm [[Quan Thoại|tiếng Quan thoại chuẩn]] (nay còn gọi là "phổ thông thoại", tức tiếng Hán phổ thông dựa trên phương ngữ Bắc Kinh) được phiên sang âm tiếng Việt. Ví dụ chữ 北京 đọc theo âm Quan thoại là ''Pẩy Chinh'', chú âm theo bính âm (''pinyin'') là ''Běijīng'', còn người Việt đọc là ''Bắc Kinh''.
 
==Phiên âm Hán-Việt và phiên thiết Hán-Việt==