Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Từ Hán-Việt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 8:
 
===Thời kỳ Bắc thuộc===
Có thuyết cho rằng người Việt thời cổ có chữ viết riêng nhưng bị người Hán hủy bỏ, cấm đoán nên mất hẳn<ref>[http://vtc.vn/394-283058/phong-su-kham-pha/bi-an-chu-viet-thoi-hung-vuong.htm Bí ẩn chữ viết thời Hùng Vương]</ref> nhưng đến nay chưa có chứng tích gì rõ rệt về văn tự người Việt thời thượng cổ. Chỉ biết là khi nước [[Giao Chỉ]] của người Việt bị [[nhà Hán]] chinh phục thì chữ Hán cũng theo chân quan lại Trung Hoa sang nước Việt từ [[thế kỷ thứ nhất]]. Người Việt từ đó tiếp xúc với chữ Hán: chép, rồi [[đọc]] chữ Hán nhưng cách phát âm thì theo [[âm vực]] và quy luật tiếng Việt, và từ đó phát sinh ra âm Hán Việt. Hoặc là để làm phong phú nguồn từ vựng cho tiếng Việt cổ dùng trong dân gian, lúc đó người dân giả không được đi học còn dùng tiếng Việt cổ và chưa có chữ viết, hoặc là một số ít có thể dùng [[chữ Nôm]]. Đó là lớp chữ Hán Việt của giai đoạn đầu tiên.
 
===Thời kỳ tự chủ===
Sang [[thế kỷ thứ 10]] thì một sự kiện lịch sử quan trọng đánh dấu một bước ngoặt trong tiếng Việt; đó là cuộc khởi nghĩa của [[Ngô Quyền]] đánh bại quân [[Nam Hán]], chấm dứt gần 1000 năm phụ thuộc Trung Hoa và khai sáng triều đại quân chủ mới, định đô ở [[Cổ Loa]]. Mất đi sự hiện diện trực tiếp của lớp người Hán thống trị, âm Hán Việt từ đó bị cách ly khỏi dòng chính của tiếng Hán và đi theo một hướng riêng của tiếng Việt. Phần lớn kho từ vựng Hán Việt ngày nay được định hóa thuộc giai đoạn thứ hai này.
 
Theo một số học giả, thời kỳ này '''[[phiên âm Hán-Việt]]''' là cách thức đọc tiếng Hán theo âm tiếng Hán thời [[nhà Đường]] qua đường sách vở, được những người Việt sử dụng chữ Hán đặt ra, Việt hóa ít nhiều cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt vào thời kỳ đó, hoặc là để làm phong phú nguồn từ vựng cho tiếng Việt cổ dùng trong dân gian, lúc đó người dân giả không được đi học còn dùng tiếng Việt cổ và chưa có chữ viết, hoặc là một số ít có thể dùng [[chữ Nôm]]. Theo Henri Maspéro, Benhard Kalgren, Torosu Mineyra, âm Hán-Việt đại diện cho [[phương ngữ]] [[Tràng An]] (thuộc [[kinh đô Hoa Lư]]) thế kỷ 9-10, vào thời kỳ cuối Đường. Đây là giai đoạn hình thành cách đọc Hán-Việt có hệ thống. Một số ý kiến khác lại cho rằng cách đọc Hán-Việt là dựa vào cách đọc theo [[phiên thiết]].
 
Cũng theo quan điểm này, những từ Hán được du nhập từ giai đoạn trước hay các từ Hán cổ không được đọc theo âm Hán-Việt (đời Đường) mà theo âm Hán cổ, và đã được Việt hóa tương đối. Ví dụ: 房: buồng (âm Hán cổ)/ phòng (âm Hán-Việt); 沈: chìm (âm Hán cổ)/ trầm (âm Hán-Việt)...
 
Từ vựng Hán-Việt đã góp phần làm phong phú vốn từ của tiếng Việt, phần thì bổ túc cho những từ ngữ không có trong có trong tiếng Việt, ngoài ra gia tăng ngữ nghĩa thêm tinh tế cho dù có sẵn những chữ thuần Việt song hành. Nhu cầu dùng từ Hán Việt càng tăng cao trong thế kỷ 19, khi người Việt dùng [[chữ Quốc ngữ]] mà không muốn mất đi vốn từ vựng chữ Hán đã dùng quen trước đó, mà cách dễ nhất là dùng chữ Quốc ngữ để phiên âm (hay là đọc trại đi) các từ được viết bằng chữ Hán. Ngày nay, khi muốn sử dụng một thuật ngữ mới, người ta đều có xu hướng dùng từ Hán-Việt như: "lập trình", "vi mạch", "cộng hòa", "Wiki hóa"...
Hàng 22 ⟶ 24:
#"tử" [[wikt:子|子]] = "con" khác với "tử" 死 = "chết".
 
Ngược lại có một số chữ đối với người Hán đọc giọng Hán thì là đồng âm nhưng âm Hán Việt lại đọc khác nhau. Thí dụ những chữ mà Hán Việt cho là hai âm riêng nhưng người Hán lại cho là đồng âm là:
#"ngư" 魚 = "con cá", và "dư" 餘 = "thừa"
#"bức" 蝠 = "con dơi", và "phúc" 福 = "tốt lành".
 
Một số từ Hán-Việt sau khi được du nhập vào tiếng Việt đã chiu sự tác động của quy luật biến đổi ngữ âm của tiếng Việt, do vậy có một số từ đã bị thay đổi diện mạo so với dạng ngữ âm Hán-Việt ban đầu. Ví dụ: 印: ấn (Hán-Việt)/ in (Hán-Việt Việt hóa); 種: chủng (Hán-Việt)/ giống (Hán-Việt Việt hóa), 正: chính, chinh (Hán-Việt)/ giêng (Hán-Việt Việt hóa)...
 
==Phân loại từ Hán-Việt==
Hàng 33 ⟶ 37:
==Từ Hán-Việt với ý nghĩa khác với từ Hán trong tiếng Hán==
Có một số từ Hán Việt mang ý nghĩa đối với người Việt khác với tiếng Hán chính thống. Ví dụ như ngày nay trong tiếng Trung Quốc từ "[[bác sĩ|bác sỹ]]" ([[Hán văn]]: 博士) thường dùng để chỉ học vị "[[tiến sĩ|tiến sỹ]]", còn bác sỹ được gọi là "y sinh" ([[Hán văn phồn thể]]: 醫生, [[Chữ Hán giản thể|Hán văn giản thể]]: 医生) hoặc "đại phu" (Hán văn: 大夫, thường dùng trong khẩu ngữ).
 
Bên cạnh đó. còn tồn tại vài trường hợp thiếu nhất quán trong phiên âm Hán-Việt, như các trường hợp một chữ Hán có 1 âm Quan thoại nhưng có thể có 2 âm Hán-Việt khác nhau được ghi chú trong cùng một từ/tự điển, còn có nhiều trường hợp mỗi sách ghi một âm Hán-Việt khác nhau (xem bài [[phiên âm Hán Việt]]).
 
==Xem thêm==