Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Từ Hán-Việt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 15:
Theo một số học giả, thời kỳ này, '''[[phiên âm Hán-Việt]]''' là cách thức đọc tiếng Hán theo âm tiếng Hán thời [[nhà Đường]] qua đường sách vở, được những người Việt sử dụng chữ Hán đặt ra, Việt hóa ít nhiều cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt vào thời kỳ đó. Theo Henri Maspéro, Benhard Kalgren, Torosu Mineyra, âm Hán-Việt đại diện cho [[phương ngữ]] [[Tràng An]] (thuộc [[kinh đô Hoa Lư]]) thế kỷ 9-10, vào thời kỳ cuối Đường. Đây là giai đoạn hình thành cách đọc Hán-Việt có hệ thống. Một số ý kiến khác lại cho rằng cách đọc Hán-Việt là dựa vào cách đọc theo [[phiên thiết]].
 
Cũng theo quan điểm này, những từ Hán được du nhập từ giai đoạn trước hay các từ Hán cổ không được đọc theo âm Hán-Việt (đời Đường) mà theo âm Hán cổ, và đã được Việt hóa tương đối, cũng từ nhu cầu tăng thêm vốn [[từ vựng]] cho tiếng Việt cổ. Ví dụ: 房: buồng (âm Hán cổ)/ phòng (âm Hán-Việt); 沈: chìm (âm Hán cổ)/ trầm (âm Hán-Việt)... Ngoài ra còn có các từ gốc Hán được tiếp nhận bằng con đường khẩu ngữ với phát âm của một phương ngữ nào đó của tiếng Hán hiện đại: [[ca la thầu]], [[mì chính]], [[quẩy]], [[hủ tiếu]]... không phải là từ Hán Việt chuẩn.
 
Từ vựng Hán-Việt đã góp phần làm phong phú vốn từ của tiếng Việt, phần thì bổ túc cho những từ ngữ không có trong có trong tiếng Việt, ngoài ra gia tăng ngữ nghĩa thêm tinh tế cho dù có sẵn những chữ thuần Việt song hành. Nhu cầu dùng từ Hán Việt càng tăng cao trong thế kỷ 19, khi người Việt dùng [[chữ Quốc ngữ]] mà không muốn mất đi vốn từ vựng chữ Hán đã dùng quen trước đó, mà cách dễ nhất là dùng chữ Quốc ngữ để phiên âm (hay là đọc trại đi) các từ được viết bằng chữ Hán. Ngày nay, khi muốn sử dụng một thuật ngữ mới, người ta đều có xu hướng dùng từ Hán-Việt như: "lập trình", "vi mạch", "cộng hòa", "Wiki hóa"...