Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thương (vũ khí)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 51:
Sách sử cũng chép về một viên hổ tướng thời Tam Quốc chuyên dùng thương (trường thương) là [[Mã Siêu]], với tài sử dụng thương, khả năng cưỡi ngựa điêu luyện đã giúp cho Mã Siêu vang danh trong chiến trận và làm đối thủ kinh hoàng khi đối đầu trên chiến địa.
 
Vào thời [[nhà Tống]], có một gia đình đã đóng góp nhiều vị tướng và lập nhiều công lao to lớn cho triều đình là [[Dương gia tướng]], đặc biệt họ được cho là đã sáng tạo ra [[Dương Gia thương pháp]] với kỹ thuật cơ bản là [[Hồi mã thương]] chuyên dùng để đánh thương trên lưng ngựa. Binh sỹ nhà Tống cũng được trang bị với phần lớn là thương và sóc, mâu. Tướng Nhạc Phi của Nam Tống cũng sử dụng một cây thương danh tiếng mang tên "Lịch Tuyền Thương", tuy nhiên truyện "Nhạc Phi Diễn Nghĩa" thì dịch là "Thần Mâu" chứ không phải thần thương.
 
Do sự phát triển của súng trong những thế kỷ 14 - 15, nhà Minh đã không còn đưa thương vào sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, những chiến dịch với kỵ binh Mông Cổ và kỵ binh Mãn Châu cũng như hải tặc Nhật Bản đã khiến cho giới quân sự của nhà Minh, đặc biệt là tướng Thích Kế Quang phải đưa thương vào sử dụng rộng rãi. Thương của nhà Minh có lưỡi bản rộng, vừa đâm lại vừa chém được.
 
Qua nhiều thời kỳ phát triển, thương phát tiếp tục được phát triển chuyên sâu, nhiều kỹ thuật đanh mới ra đời đặc biệt là được ứng dụng trong môn võ [[Bát cực quyền|Bát Cực Quyền]] với đại biểu xuất sắc là "Thần thương [[Lý Thư Văn]]" (神槍李). Ngoài ra còn có [[Trương Cảnh Tinh]] với danh xưng Thần thương Trương đã sáng tác ra tuyệt kỹ "Lục hợp đại thương", Hoàng Tứ Hải cũng là một cao thủ thương pháp, được giới võ thuật tôn xưng "Thần thương Hoàng". Tổ sư [[Aikido]] [[Nhật Bản]] là [[Ueshiba Morihei]] cũng được cho là người tinh thông thương thuật và các môn khác.<ref>http://tintuc.xalo.vn/002088744457/Vo_dao_cua_tinh_thuong.html</ref>